| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP ở Bình Định lan tỏa

Thứ Hai 21/10/2024 , 08:53 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Tính đến nay, trên địa bàn Bình Định có 406 sản phẩm đạt hạng OCOP; trong đó, có 362 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao, 44 sản phẩm đạt hạng 4 sao.

Hướng đến xuất khẩu

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2023-2025 theo kế hoạch phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của kế hoạch là xác định các mục việc cần làm để có định hướng ưu tiên hỗ trợ, nâng tầm sản phẩm; đưa sản phẩm OCOP của Bình Định đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án, trong đó lưu ý xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các sản phẩm OCOP đặc trưng, có tiềm năng phát triển. Đồng thời, rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm OCOP hiện hành, đề xuất các giải pháp để định danh sản phẩm gắn với quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chú trọng phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất, chế biến, tạo sức lan tỏa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm OCOP.

Sản phẩm OCOP của huyện Hoài Ân (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Sản phẩm OCOP của huyện Hoài Ân (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Bình Định chú trọng lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, có quy mô sản xuất lớn, hội tụ các điều kiện để mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu”, ông Trần Văn Phúc, Gi ám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, chia sẻ.

Nhiều sản phẩm OCOP khẳng định vị thế

Triển khai từ năm 2018, đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn thị xã An Nhơn (Bình Định) đã đạt được những kết quả nổi bật, tạo sự lan tỏa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Theo ông Bùi Văn Cư, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã An Nhơn, địa phương này có 11 làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 5 làng nghề trồng mai cảnh, tập trung tại các xã  Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, Nhơn Hậu, Nhơn An và phường Nhơn Thành... Từ sự quan tâm xây dựng đề án khôi phục các làng nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, cùng những giải pháp phù hợp, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến nay, thị xã An Nhơn đã có 46 sản phẩm OCOP; trong đó 35 sản phẩm xếp hạng 3 sao, 11 sản phẩm hạng 4 sao. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường như: Cây mai cảnh, tinh dầu sả, rượu nếp, rượu Bàu Đá, rượu đậu xanh, rượu vang nếp, bún song thằn, dầu phộng, dưa các loại, yến sào, nấm đông trùng hạ thảo, đồ gỗ mỹ nghệ...

Sản phẩm OCOP của Bình Định trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư các tỉnh Duyên hải Trung bộ. Ảnh: V.Đ.T.

Sản phẩm OCOP của Bình Định trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư các tỉnh Duyên hải Trung bộ. Ảnh: V.Đ.T.

Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở Bình Định cũng được tổ chức rất bài bản. Ví như trong tháng 4 vừa qua, huyện Tuy Phước đã tổ chức Hội thảo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm năm 2024.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường chất lượng sản phẩm tỉnh Bình Định; đại diện các ngành, hội, đoàn thể huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, cán bộ phụ trách Chương trình OCOP các xã, thị trấn và 75 chủ thể OCOP, các chủ thể có kế hoạch đăng ký đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 và các chủ thể có sản phẩm tiềm năng tham gia đăng ký sản phẩm OCOP trên địa bàn.

“Tuy Phước giới thiệu chương trình OCOP, sản phẩm OCOP, triển khai các quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; triển khai chuyên đề “Mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, thông tin truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Tuy Phước”, ông Huỳnh Nam, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước chia sẻ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.