| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở bờ sông uy hiếp nhiều nhà dân

Thứ Sáu 13/07/2012 , 15:00 (GMT+7)

Mấy ngày qua, người dân tổ 38, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội sống trong lo sợ vì sạt lở bờ sông đe dọa tính mạng, tài sản của mình.

Mấy ngày qua, người dân khu vực ngã ba sông Hồng và sông Đuống (thuộc tổ 38, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) sống trong lo sợ vì sạt lở bờ sông đe dọa tính mạng, tài sản của mình.

Vợ chồng anh Nguyễn Bá Dũng số nhà 545, ngõ 405, tổ 38 Phường Ngọc Thụy sống trong căn nhà đã có 4 đời nối tiếp nhau, chứng kiến nhiều lần nước sông Hồng dâng lên và xảy ra sạt lở. Tuy nhiên, lần sạt lở này được xem là có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất bởi nguy cơ hà bá sẽ nuốt chửng toàn bộ đất và nhà ở của gia đình anh.



Nhiều cây cối, vườn tược, đất đai bị hà bá kéo ra sông Hồng

Theo chỉ đạo của phường Ngọc Thụy thì gia đình anh Dũng cần phối hợp chặt chẽ với phía chính quyền để thực hiện phương án di dời người và tài sản, đồng thời tiến hành việc gia cố điểm sạt lở, chờ cấp trên thực hiện việc làm kè đối với dọc tuyến đê. Trước mắt, khu nhà bếp của anh Dũng sẽ được “niêm phong” lại vì một phần móng của nhà đã bị hà bá nuốt chửng, kéo toàn bộ đất, đá ra sông.

Cùng cảnh ngộ với gia đình anh Dũng, đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Đức Phương đã phải di chuyển vợ và con nhỏ về nhà bà ngoại để “lánh nạn” tránh các tình huống xấu có thể xảy ra. Hiện các gia đình đang đóng các loại cọc tre và bao tải đựng cát phủ lên nhằm giảm sự sụt lún nhưng xem ra giải pháp này chỉ là tạm thời trong một vài ngày tới. Nếu không có sự vào cuộc của các ngành cấp trên thì điểm sạt lở rất có thể xảy ra trên phạm vị sâu và rộng hơn.


GĐ anh Dũng dùng cọc tre và bao tải cát gia cố tạm thời điểm sạt lở

Theo ông Nguyễn Hữu Truyền- tổ trưởng dân phố ở đây cho hay: “Sạt lở đã kéo nhiều đất đá, cây cối của một số hộ gia đình ra sông. Riêng nhà anh Dũng thì một phần của nhà bếp, và toàn bộ chuồng trại chăn nuôi đều đã bị đổ sập xuống. Cuộc sống của các gia đình hiện đang bị đảo lộn và gặp khó khăn”.

Kiểm tra tại hiện trường vào sáng 11/7, lãnh đạo phường Ngọc Thụy cho hay dọc tuyến đê có khoảng 5km đang bị uy hiếp thì điểm sạt lở này có chiều dài 300m và chiều rộng từ nhà anh Dũng ra sông là 22m. Điểm sạt lở được coi là rất nguy hiểm vì toàn bộ khu vực không phải là mái đê thoai thoải mà hiện nó đang được dựng đứng lên, phía trên là vườn tược, cây cối, nhà ở của khu dân cư, phía dưới là dòng nước sông Hồng chảy cuồn cuộn như muốn kéo theo toàn bộ khu vực này ra sông bất kể lúc nào.


Một phần móng nhà bị hà bá lôi cuốn ra sông Hồng

Trong khi hàng chục hộ gia đình đang sống trong cảnh thắc thỏm đầy lo âu vì sự cố sạt lở đê thì ở trên dòng sông này, cách đó không xa hàng chục tàu thuyền đang rầm rập thi nhau hút cát. Theo phản ánh của nhân dân thì việc hút cát của các tàu lớn này được bắt đầu lúc 3h sáng và kết thúc lúc 17h. Cứ thế hàng trăm lượt tàu thuyền thi nhau dày xéo khúc sông này để lấy cát. Người ta không biết rằng, việc hút cát này là một trong những tác nhân làm cản trở, thay đổi dòng chảy và tạo ra sự sụt lún ở phía thân đê uy hiếp tính mạng, tài sản của các hộ gia đình sống trên bờ sông.


Lãnh đạo Q. Long Biên đứng từ điểm sạt lở nhìn ra những con tàu đang hùng hục thi nhau hút cát trên sông


Những con tàu chở đầy cát trắng lũ lượt kéo nhau về bãi tập kết

Thực trạng hút cát cả ngày đêm với hàng trăm lượt tàu thuyền trên sông như ở đây và sự cố sạt lở bờ đê sông Hồng đoạn qua phường Ngọc Thụy là điều đáng báo động, đòi hỏi các nhà quản lý cần nhanh chóng vào cuộc để nhân dân yên tâm sinh sống.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm