| Hotline: 0983.970.780

Sâu bệnh hại cà chua ở Lâm Đồng

Thứ Ba 05/02/2013 , 10:36 (GMT+7)

Vấn đề đáng quan tâm là mỗi khi cây cà chua nhiễm bệnh, nhà vườn thường cày bỏ mà không tìm cách diệt trừ bệnh tận gốc.

Theo Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng, cả tỉnh có 2.711 ha cà chua, trong đó 817 ha bị bệnh xoăn lá, 1.086 ha bị bệnh mốc sương và 1.680 ha nhiễm bệnh đốm lá vi khuẩn. Vấn đề đáng quan tâm là mỗi khi cây cà chua nhiễm bệnh, nhà vườn thường cày bỏ mà không tìm cách diệt trừ bệnh tận gốc.

Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giá cả của loại sản phẩm cà chua khá bấp bênh và tâm lý “mệt mỏi” của người dân trước sự bao vây của dịch bệnh. Hồi tháng 11/2012, giá cà chua lên đến trên 10.000 đ/kg khiến diện tích loại cây trồng này ở Đơn Dương đội lên gần 7.000 ha (bằng cả diện tích quy hoạch của toàn tỉnh). Trong thời gian gần đây, giá rớt xuống chỉ còn 1.000 đ/kg thì hàng loạt ruộng cà chua bị cày bỏ, chỉ còn không đến 2.000 ha.


Nhiều vườn cà chua bị bỏ mặc cho dịch bệnh

Ông Trần Tấn Xí, Chủ tịch UBND xã Pró, một trong những xã có diện tích cà chua lớn của huyện Đơn Dương cho biết: “Xã Pró có đến trên 50% dân là người dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, việc trồng cà chua nói riêng và canh tác rau công nghệ cao đã được nhà vườn ứng dụng; tuy nhiên, hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn. Đặc biệt, ngay cả người Kinh làm nông nghiệp ở đây, mỗi khi vườn cà chua vừa bị sâu bệnh hoành hành, đồng thời giá cả sụt giảm thì việc cày bỏ là điều thường xuyên xảy ra”.

"Mặc dù người dân nhận thức được vấn đề nhưng việc thu gom để tiêu hủy tàn dư loại bệnh xoăn lá còn rất hạn chế nên hậu quả là vụ trồng cà chua sau đó vẫn xuất hiện bệnh trở lại và nhiều loại bệnh khác”, ông Xí nói.

Chi cục BVTV Lâm Đồng đã tiến hành thực hiện nhiều đề tài khoa học mang tính chuyên ngành như xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá cà chua do thạc sỹ Nguyễn Văn Sơn làm chủ nhiệm, nhưng khả năng ứng dụng vào thực tế lại là một chuyện đáng bàn. Các giải pháp canh tác từ khâu chọn giống, làm vườn ươm, làm đất, bón phân, canh tác (vun xới, làm giàn, tỉa cành…) đều đã được phổ biến đến nông dân nhưng việc thực hiện như thế nào lại là một chuyện khác.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.