| Hotline: 0983.970.780

Sâu bệnh hại mè (vừng)

Thứ Ba 25/09/2007 , 10:30 (GMT+7)

Để nông dân chủ động phòng trừ dịch hại trên cây mè một cách hiệu quả, đề nghị bà con chú ý một số sâu bệnh hại chính trên cây mè sau đây.

I. Sâu hại:

1.Sâu sừng (Acherontia lachesis)

- Bướm tương đối lớn, màu nâu có nhiều vân đen. Bướm hoạt động ban đêm, bay khỏe và nhanh.

- Sâu non có màu sắc thay đổi từ màu xanh lá cây sang màu nâu với những sọc vàng dọc theo lưng.

Bướm Acherontia lachesis

Phòng trừ :

- Bẫy đèn để thu hút bướm.

- Bắt sâu non bằng tay hoặc kẹp tre.

- Khi sâu xuất hiện nhiều dùng thuốc phun trừ :

+ Lannate 40 SP : 12-24 g/bình 8 lít nước

+ Sumi Alpha 5 EC ; Cyper 25 EC : 5-10 ml/bình 8 lít nước

+ Fastac 5 EC : 10-15 ml/bình 8 lít nước

+ Oncol 20 EC; Nurelle D 25/2.5 EC; Ofunack 40 EC; Hopsan 75 ND : 25-30 m/bình 8 lít nước.

2. Sâu xanh có lông (Heliothis armigera)

- Bướm màu nâu vàng, mình dài 16-18 mm, cánh trước có nhiều vân màu nâu thẫm, ngực bướm to mang nhiều lông. Bướm hoạt động ban đêm.

- Sâu non màu xanh hoặc nâu nhạt, có một đường sọc màu sẫm chạy dọc thân.Sâu non mới nở ăn vỏ trứng và biểu bì lá non. Sâu lớn tuổi cắn phá chồi, ăn khuyết lá, đục vào nụ và trái. Sâu đục thủng trái, sâu đục đến đâu đùn phân đến đó, một nửa thân thường ở bên ngoài trái.

- Sâu hóa nhộng dưới đất.

Phòng trừ :

- Luân canh với cây lúa.

- Vệ sinh đồng ruộng, bắt giết sâu non.

- Khi sâu xuất hiện phá hại nhiều, dùng thuốc như sâu sừng phun diệt trừ.

3. Sâu keo (Spodoptera litura)

- Còn gọi là sâu ăn tạp, là loài đa ký chủ tấn công nhiều loại cây trồng như đậu, mè, bông, rau, dưa…

- Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh ổ trứng, gặm chất xanh của lá. Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng, trên đốt bụng thứ nhất có một khoang đen lớn rất rõ.

Phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi gieo trồng.

- Giai đoạn cây con dùng tay bắt giết sâu non.

- Giai đoạn cây trưởng thành thường xuyên theo dõi ruộng để phát hiện ngắt bỏ những lá có ổ trứng sâu.

- Phun thuốc khi sâu phát sinh nhiều. Nên phun khi sâu còn nhỏ (mới nở đến tuổi 2). Nếu sâu đã lớn (tuổi 3 trở đi) thì phải phun thuốc vào ban đêm (từ 7 - 10 giờ đêm) :

+ Ammate 150 SC: 8 ml/bình 8 lít nước

+ Cori 23 EC; Oncol 20 EC, Elsan 50 EC: 25-30 ml/bình 8 lít nước.

+ Nurelle D 25/2.5 EC: 20-25 ml/bình 8 lít nước.

+ Lannate 40 SP: 12-24 g/bình 8 lít nước.

+ Atabron 5 EC: 10-20 ml/bình 8 lít nước.

+ Fastac 5 EC; Cyper 25 EC: 10-15 m/bình 8 lít nước.

+ Sumi Alpha 5 EC : 5-10 ml/bình 8 lít nước.

(còn tiếp)

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cần Thơ lên tiếng về lùm xùm liên kết thu mua lúa

CẦN THƠ Phát triển hợp đồng điện tử, doanh nghiệp thu mua lúa ký trực tiếp với nông dân được kỳ vọng là giải pháp đủ pháp lý, minh bạch quá trình liên kết.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất