| Hotline: 0983.970.780

Sầu riêng Đăk Lăk tìm hướng xuất ngoại: [Bài 1] Khi sầu riêng bị “bít” đường tiểu ngạch

Thứ Bảy 02/11/2019 , 09:30 (GMT+7)

Khi đường đi bằng tiểu ngạch của trái sầu riêng Đăk Lăk sang thị trường Trung Quốc bị “bít” lại, ngay lập tức giá sầu riêng tại địa phương này giảm mạnh. Bên cạnh đó rất nhiều diện tích trong những năm tới đây sẽ cho thu hoạch khiến cho nguy cơ khủng hoảng thừa hiển hiện nếu không tìm được đầu ra ổn định.

Mất 1/3 giá so với năm trước

Thời  điểm này, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã cơ bản thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2019. Dù vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho người nông dân, tuy nhiên so với những năm trước giá sầu riêng năm nay đã giảm khoảng 20.000 đồng/kg khiến cho người nông dân kém vui. Nguyên nhân chính là do sầu riêng của địa phương này những năm trước chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, nay đã bị “bít” lại do chưa có tấm giấy thông hành chính ngạch.

Năm nay bà con nông dân kém vui vì giá sầu riêng lao dốc

Chúng tôi về xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, một trong những địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất tỉnh Đăk Lăk, dọc hai bên Quốc lộ 26 từ thị trấn Phước An lên trung tâm xã, hàng chục đại lý thu mua sầu riêng đã cửa đóng then cài vì vụ sầu riêng đã thu hoạch xong. Thế nhưng câu chuyện về loại trái cây này vẫn chưa hết nóng.

Ông Trần Thành Vinh, Chủ tịch UBND xã Ea Kênh cho biết: Năm nay giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, đến cuối vụ giá mới “bò” lên được 55.000 – 60.000 đồng/kg. Trong khi đó giá sầu riêng năm 2018, ngay từ đầu vụ đã ở mức 55.000 - 60.000 đồng/kg và đặc biệt cuối vụ giá sầu riêng đạt kỷ lục trên 90.000 đồng/kg ngay tại vườn.

Theo ông Vinh, toàn xã Ea Kênh có 100ha sầu riêng đang ở thời kỳ kinh doanh ổn định với năng suất bình quân 20 tấn/ha, ngoài ra năm 2019 toàn xã có thêm 400ha bắt đầu cho thu bói, với năng suất khoảng 3 – 4 tấn/ha. Làm bài toán kinh tế so với năm trước thì toàn xã mất trên 50 tỷ đồng. Bên cạnh sầu riêng đang cho thu hoạch, diện tích sầu riêng đang trong thời kỳ kiến thiết lên tới hàng ngàn ha.

Gặp lại chúng tôi, chị Trịnh Thị Nga, xã Ea Yông, huyện Krông Păk, than: Nhà tôi có tổng cộng khoảng 100 cây sầu riêng đang thu hoạch ổn định, vụ sầu riêng năm trước bán giá bình quân 67.000 đồng/kg, sản lượng đạt 23 tấn, thu được trên 1,5 tỷ đồng. Còn năm nay khi sầu riêng ra quả, gia đình tôi rất phấn khởi vì lượng trái trên cây rất nhiều. Do sầu riêng được giá nên gia đình chăm bón kỹ càng, nhưng khi thu hoạch đầu vụ giá sầu riêng thấp hơn rất nhiều, nhà tôi trái to, đều, đẹp nên bán được 42.000 đồng/kg, nhiều nhà bán với giá chưa đến 40.000đồng/kg.

Mỗi kg sầu riêng thấp hơn 20.000 đồng so với năm trước

“Về cuối vụ giá sầu riêng nhích lên được 55.000 đồng/kg, tính bình quân cả vụ nhà tôi bán được giá 47.000 đồng/kg. Sản lượng sầu riêng năm nay cũng bằng năm trước đạt 23 tấn, tuy nhiên số tiền thu về được 1,1 tỷ đồng, hụt trên 400 triệu đồng so với vụ trước”, chị Nga cho biết.

Còn gia đình ông Y Blet Niê, ở buôn Yung, xã Ea Yông, có 120 cây sầu riêng giống Dona, năm trước sản lượng đạt trên 26 tấn, gia đình ông thu được trên 1,7 tỷ đồng, năm nay cũng ngần ấy sản lượng nhưng thu được trên 1,2 tỷ đồng, trong khi đó tiền công, phân, thuốc… lại tăng khiến cho nông dân giảm lãi nhiều so với kỳ vọng.

Vì đâu giá lao dốc?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi đạt đỉnh về giá vào năm 2018 thì năm nay giá giảm rất mạnh. Bên cạnh nguyên nhân là diện tích sầu riêng bước vào thời kỳ thu hoạch tăng mạnh khiến cho sản lượng lớn thì thị trường tiêu thụ là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân là sầu riêng Đăk Lăk không xuất khẩu qua Trung Quốc được bằng đường tiểu ngạch

Với các giống sầu riêng của Đăk Lăk chủ yếu là chất lượng cao như: Dona, Ri6, Mong Thon… nên được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Chị Đinh Thị Nga cho biết: Những năm trước đây toàn bộ sầu riêng nhà tôi và cả ở vùng này đều được thương lái đặt cọc mua từ  khi quả còn non, khi vào vụ thu hoạch họ mua toàn bộ để xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Nhưng năm nay, ngay từ đầu vụ không hiểu sao thương lái về đặt mua rất thưa thớt, họ chỉ chọn những vườn cây có trái to đều, màu sắc đẹp mới mua. Tìm hiểu tôi mới được biết nguyên nhân bắt đầu từ năm 2019, phía Trung Quốc cấm các mặt hàng nông sản xuất khẩu qua đường tiểu ngạch trong đó có trái sầu riêng, dẫn đến biến động trên thị trường tiêu thụ. Chính vì lý do này mà các thương lái, vựa sầu riêng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa sầu riêng vào thị trường Trung Quốc nên giá thấp.

Theo ông Nguyễn Thành Vinh, mặc dù giá sầu riêng giảm mạnh nhưng so với cây trồng khác vẫn là cây cho thu nhập cao. Tuy nhiên về lâu dài, nếu không có thị trường tiêu thụ ổn định nhất là thị trường Trung Quốc thì nguy cơ cung vượt cầu hiển hiện trước mắt, đặc biệt trong bối cảnh những năm tới đây diện tích sầu riêng cho thu hoạch tăng mạnh bởi những năm qua người dân đầu tư trồng nhiều loại cây này.

Krông Păk là địa phương có diện tích sầu riêng đang trong thời kỳ thu hoạch lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Năm 2019, diện tích sầu riêng đang thời kỳ thu hoạch toàn huyện khoảng 1.500ha, tổng sản lượng trên 30.000 tấn. Đó là chưa kể hàng ngàn ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và sẽ cho thu hoạch trong những năm tới.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm