| Hotline: 0983.970.780

Sầu riêng đầu mùa giá cao

Thứ Tư 12/05/2021 , 10:48 (GMT+7)

Năm nay, sầu riêng rất dễ bán và có giá cao, tuy nhiên năng suất sầu riêng lại thấp hơn năm trước từ 20-30% do sâu bệnh.

Hiện nay giá sầu riêng đầu vụ ở mức cao, giúp nông dân phấn khởi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay giá sầu riêng đầu vụ ở mức cao, giúp nông dân phấn khởi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, các tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ… đang bước vào đầu vụ thu hoạch sầu riêng với giá bán giá khá cao, từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, còn bán lẻ tại các chợ và siêu thị giá từ 90.000 -100.000 đồng/kg tăng từ 10.000 -20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi.

Ông Đỗ Hữu Luân, trồng 7 công sầu riêng Ri 6 ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ cho biết: Cách đây 2 ngày thương lái vào tận vườn thu mua sầu riêng với giá loại nhất trái đẹp, tròn đều với giá 70.000 – 75.000 đồng/kg, loại 2 giá từ 55.000 – 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên đợt bẻ bán đầu tiên trong năm chỉ hơn 2 tấn trái thu về gần 140 triệu đồng, dự kiến đợt tiếp theo kêu lái vào thu mua vào cuối tháng 5.

Theo ông Luân, năm nay sầu riêng rất dễ bán và có giá cao giúp cho nhà vườn rất phấn khởi nhưng ngược lại năng suất sầu riêng thấp hơn năm trước từ 20-30% do sâu bệnh xuất hiện nhiều nên lợi nhuận từ vườn sầu riêng năm nay cũng giảm xuống.

Bà Trần Thị Bích Trân, chủ cơ sở thu mua trái cây ở TP Cần Thơ cho biết: sản lượng sầu riêng năm nay giảm do ảnh hưởng thời tiết, cây ra trái nhiều đợt nên tình hình thu mua sầu riêng năm nay cũng giảm theo. Ở thời điểm này năm rồi mỗi ngày cơ sở thu mua hàng chục tấn sầu siêng các loại trong dân.

Còn riêng năm nay mỗi ngày chỉ thu mua được từ 1 – 2 tấn sầu riêng nhưng phải bỏ cọc trước nông dân từ 10-20 ngày mới có hàng để thu mua. Sầu riêng khi mua được bao nhiêu là về bán lại không đủ cho các bạn hàng bán lẻ ở các chợ.

Mặt khác, cũng do sản lượng sầu riêng năm nay giảm nên phần lớn sản lượng thu hoạch đều được tiêu thụ nội địa chứ không xuất khẩu sang Trung Quốc như các năm trước.       

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.