| Hotline: 0983.970.780

Sinh vật cảnh Bắc Giang tô điểm làng lúa, làng hoa

Thứ Hai 21/09/2020 , 08:30 (GMT+7)

Từ năm 2015 đến nay, Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang được UBND tỉnh tín nhiệm giao phối hợp với ngành NN-PTNT, thực hiện chương trình làng lúa, làng hoa.

Có thể nói, 5 năm qua là quãng thời gian ngắn, nhưng Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang (Hội) đã tạo nên được một bước tiến dài cả về lượng và chất trong thực hiện chương trình “Làng lúa, làng hoa” trên địa bàn tỉnh. Một vài thành quả ấn tượng được ghi nhận là:

Đã thành lập được Liên hiệp các câu lạc bộ hoa và cây cảnh Bắc Giang (trực thuộc Hội), bao gồm 160 thành viên trồng hoa, cây cảnh ưu tú trong tỉnh. Tổ chức được gần 50 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh cho hơn 2.000 lượt hộ nông dân các huyện/thành phố. Phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thành công nhiều hội chợ xúc tiến thương mại và trưng bày giới thiệu sản phẩm sinh vật cảnh, hoa, cây cảnh của Hội vào dịp tết cổ truyền dân tộc và các sự kiện chính trị, xã hội lớn của tỉnh.

Đặc biệt từ năm 2017, Hội đã xây dựng được mô hình “Làng lúa, làng hoa” kiểu mẫu ở thôn Núi, xã Dình Trì, TP Bắc Giang, qui mô 28ha, đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, có mạng lưới giao thông nội đồng kiên cố, nhà màng, nhà lưới và hệ thống tưới tự động hiện đại. Trồng các loại hoa lay ơn, đào, cúc, hồng, đồng tiền, lily, loa kèn… mang lại giá trị thu nhập quân bình 250-300 triệu đồng/ha canh tác/năm, nhiều hộ chuyên canh hoa đào cổ thụ, hoa lily trồng chậu, đạt thu nhập tới 1,5-2 tỷ đồng/ha/năm (đã trừ chi phí vật tư cho sản xuất).

Cánh đồng hoa kiểu mẫu xã Dình Trì, TP Bắc Giang.

Cánh đồng hoa kiểu mẫu xã Dình Trì, TP Bắc Giang.

Mô hình “Làng lúa, làng hoa” kiểu mẫu ở thôn Núi đã thu hút được rất nhiều người trồng hoa và yêu hoa trong cả nước đến tham quan, học hỏi. Góp phần thúc đẩy mở rộng và hình thành nhiều vùng hoa, cây cảnh mới ở các xã/phường như Song Mai, Dĩnh Kế (TP Bắc Giang); Trù Hựu (huyện Lục Ngạn); Thái Đào, Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang); Nghĩa Trung (huyện Việt Yên); Liên Sơn (huyện Tân Yên); Đức Thắng (huyện Hiệp Hòa), thị trấn Neo (huyện Yên Dũng)…

Ông Lê Hữu Khánh - Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Bắc Giang cho biết: hoa, cây cảnh phá dần thế độc canh cây trồng, đem lại hiệu quả sản xuất gấp 5-10 lần so với thâm canh lúa, làm thay đổi diện mạo làng quê, giúp cảnh quan môi trường thêm xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng chính quyền các cấp, đẩy nhanh chương trình mỗi làng/xã một sản phẩm (OCOP).

Đạt được những thành tích nổi bật nói trên là nhờ Hội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của Hội sinh vật cảnh Việt Nam, sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành địa phương trong toàn tỉnh. Đặc biệt, Hội còn nhận được sự đồng hành mọi lúc, mọi nơi của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả, trực tiếp là Trung tâm Nghiên cứu hoa, cây cảnh thuộc Viện.

“Thật ra Hội chỉ đóng vai trò kết nối 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp), kinh phí cho thực hiện chương trình "Làng lúa, làng hoa" cơ bản là từ nguồn xã hội hóa”, ông Lê Hữu Khánh cho biết thêm.

Ông Lê Hữu Khánh - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang (áo trắng đứng giữa) kiểm tra giá thể trồng hoa tại câu lạc bộ hoa, cây cảnh xã Dĩnh Trì.

Ông Lê Hữu Khánh - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang (áo trắng đứng giữa) kiểm tra giá thể trồng hoa tại câu lạc bộ hoa, cây cảnh xã Dĩnh Trì.

PGS.TS. Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả nhận định: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất nhanh. Nhu cầu tiêu dùng hoa, cây cảnh ngày càng lớn. Việc triển khai thực hiện chương trình “Làng lúa, làng hoa” của Bắc Giang những năm qua là một chủ trương kịp thời, đúng hướng. Hiện tại, tiềm năng đất đai dồi dào của tỉnh vẫn còn dồi dào, khí hậu đa dạng, người dân cần cù, sáng tạo, Hội Sinh vật cảnh có nhiều cách làm hiệu quả. Đây chính là những điều kiện thuận lợi rất cơ bản, để Bắc Giang phát triển hoa, cây cảnh thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

"Viện Nghiên cứu Rau quả rất mong trong thời gian tới sẽ được hợp tác với Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang, các cấp ngành, địa phương, trong thực hiện chương trình “Làng lúa, làng hoa” nói riêng, các chương trình sản xuất hoa, cây cảnh của tỉnh nói chung", ông Đông chia sẻ.

“Nhờ ảnh hưởng lan tỏa từ chương trình “Làng lúa, làng hoa”, mà diện tích gieo trồng hoa, cây cảnh của xã liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 toàn xã chỉ có 45ha hoa, cây cảnh các loại, đến hết năm 2019 đã tăng lên 130ha, chủ yếu là hoa lay ơn và hoa đào các loại”, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì cho hay.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất