| Hotline: 0983.970.780

Sơn La và cuộc chiến chống lại bóng tối: Khi anh em ruột là… thông gia với nhau

Thứ Hai 07/01/2019 , 13:15 (GMT+7)

Bóng tối từ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tự tử bằng lá ngón, thuốc diệt cỏ, thổ phỉ đòi thành lập nhà nước Mông luôn đe dọa những bản làng vùng cao của tỉnh Sơn La. Chính vì thế cuộc chiến giữa tích cực và tiêu cực, giữa ánh sáng và bóng tối luôn là vấn đề thời sự ở đây…

"Po chùa" mà không được gọi "po chùa"

Hôm nay, anh Hờ A Chờ (đã đổi tên) sang thăm nhà bà thông gia Hờ Thị Sờ (đã đổi tên) ở cùng bản Háng Đồng B xã Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) để khoe về đứa cháu trai gần 1 tuổi đã biết hóng chuyện cả ngày. Họ không gọi nhau “po chùa” tức thông gia như thông thường mà lại xưng là anh em bởi trong thực tế họ là hai anh em ruột của nhau.


[video] Hai anh em ruột kể về việc trở thành thông gia bất đắc dĩ.
 

Bố mẹ của họ đẻ được tới 7 người con, Hờ A Chờ là con trai cả sinh năm 1982, còn Hờ Thị Sờ là đứa em gái kế cận. Đến lượt Chờ lấy vợ cũng có đàn con 7 đứa, đứa lớn nhất sinh năm 1998 còn đứa bé nhất sinh năm 2014, thằng Hờ A Ốc (đã đổi tên) là con trai trưởng, sinh năm 1999. Sờ lấy chồng là Thào A May (đã đổi tên) đẻ liền tù tì được 6 đứa con, con gái cả là Thào Thị Hoa (đã đổi tên) năm nay đã 17 tuổi nhưng đứa con út vẫn còn hãy ẵm ngửa.

Cũng như bao chàng trai Mông khác, tuy mới 15, 16 tuổi nhưng thằng Ốc đã thích đi hội mỗi dịp tết đến xem tung còn, ném pao hay thổi khèn. Không chỉ có thế nó còn biết giơ điện thoại ra xin số của không biết bao nhiêu đứa con gái Mông nhưng lạ cái chẳng thích một ai ngoài cái Hoa con của người cô ruột. Trong những dịp hai bên gia đình sang đổi công giúp nhau việc nương rẫy, Ốc càng tỏ ra quấn quýt với Hoa: “Mình nhìn thấy thích là thích thôi, đang nhỏ không nghĩ gì đâu”.

Vậy là cách đây hơn 1 năm Ốc về nhà đòi bố lấy cái Hoa về làm vợ. Anh Chờ đành phải cầm một con gà huơ huơ lên đầu cái Hoa rồi thả ra để trình ma nhà mình rồi nhờ hai ông mối sang nhà người em gái ruột để xin cưới. Lễ vật gồm hai con gà, một cái lù cởi (gùi) đựng hai chai rượu, hai cái chén, một cái chăn và một gói thuốc lào. Cô dâu 15 tuổi xúng xính trong bộ váy cổ truyền lấp lánh ánh bạc về nhà chú rể mới chỉ 17 tuổi.

hi-nh-em-ruot-lm-thong-gi-voi-nhu131252468
Hai người này vừa là anh em ruột cũng vừa là thông gia với nhau 

Từ đó thằng Ốc gọi người chú rể sinh năm 1985, năm ấy vừa tròn 31 tuổi là bố vợ còn người cô ruột là mẹ vợ. Kể lại chuyện thông gia trái khoáy này với tôi và Hờ A Mang - Phó Chủ tịch xã, chị Sờ bình thản bảo: “Bố mẹ không can thiệp đâu, trẻ con chúng nó thích nhau thì lấy thôi”. Còn anh Chờ lại tỏ ra khá ngượng ngập. Chẳng gì anh cũng là người có uy tín của nhóm đạo Tin lành thường đi rao giảng cho các thành viên khác trong bản sống phải tuân thủ theo pháp luật, theo nếp sống văn minh, giấy chứng nhận còn treo đầy ở nhà: “Mình không biết lúc nào chúng nó yêu nhau, đến khi bảo sắp lấy nhau rồi mới rõ. Cấm không cho cưới, thứ nhất là nó ăn lá ngón, thứ hai là nó đi treo cổ, thứ ba là nó nhảy cầu chết, mình không nói được. Con mình đã sai rồi, dân bản không được sai thêm nữa”.

Chính Phó Chủ tịch xã Hờ A Mang cách đây khoảng mươi năm sau khi anh trai chết đã được bố mẹ khuyên lấy người… chị dâu để dòng họ mình giữ được cả con lẫn mẹ nhưng anh dứt khoát không chịu mà bước qua hủ tục này để tự mình tìm hiểu, cưới vợ.

Tuy nhiên khi tôi hỏi nếu người dân cũng bảo con anh, con em thích nhau mà không cho lấy nhau chúng sẽ chết thì anh tuyên truyền thế nào, anh Chờ lặng im không nói thêm được câu nào.

Người Mông vốn tự hào về chuyện trong sạch của dòng giống mình đến mức dù cách xa 100 đời, dù cách xa cả 100 quả núi, 100 con khe, dù ở Việt Nam hay nước ngoài đi chăng nữa, cứ cùng họ là tuyệt đối không được lấy nhau. Nếu cặp trai gái nào cùng họ mà trót thương yêu nhau chỉ còn mỗi một cách là chạy trốn khỏi quê hương và mãi mãi không được trở về bởi sự hắt hủi còn hơn cả cùi hủi.

Nhưng nếu hai anh em hay hai chị em mà lập gia đình sinh con thì họ của con phải theo họ bố, nếu khác họ thì coi như hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau, con anh con em ruột vẫn lấy được nhau như thường. Chuyện hôn nhân cận huyết không chỉ phổ biến ở các bản Mông mà còn ở nhiều bản của các dân tộc thiểu số khác như Lô Lô, Hà Nhì, Si La, Pu Péo…
 

Con đẻ ra đứa bạch tạng, đứa có vấn đề đầu óc

Giữa đêm Giáng sinh năm 2018, không một ánh nến, một tiếng chuông reo, một tiếng ca nguyện cầu, tôi cùng với anh Vương Hồng Hải - Bí thư Đảng ủy xã Háng Đồng xuyên qua bóng tối đen như mực xuống bản Háng Đồng B thăm gia đình ông Sồng A Mặn (đã đổi tên) và bà Mùa Thị Tỉnh (đã đổi tên).

hi-bo-con-ong-mn131252583
Hai bố con ông Mặn

Đang nằm co ro trong cái chăn của một đoàn từ thiện cho từ năm ngoái, chúng tôi gọi mãi ông mới lồm cồm bò dậy, lê thân mình ngồi xuống cái ghế gỗ con con kê ngay bên bếp lửa. Ngôi nhà mà ông và con trai, con dâu đang ở là kết quả của chương trình xóa nhà tạm cách đây mấy năm. Bên trong chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài 10 bao thóc, cầm chắc vụ tới họ sẽ bị thiếu ăn khoảng 3 tháng.

Dù chỉ mới 63 tuổi nhưng mắt của ông gần như không nhìn thấy gì, tai gần như không còn nghe thấy gì, bởi thế muốn giao tiếp cái gì cũng phải hét lên thật to. Hỏi chuyện ông họ hàng thế nào với vợ, ông chìa bàn tay ra ví mình như ngón tay cái còn vợ mình như ngón tay trỏ, rất gần nhau. 


Chàng trai này bị bệnh bạch tạng.  Cha mẹ sinh ra cậu hôn nhận cận huyết

Tuy mẹ của ông Mặn là chị ruột của bố bà Tỉnh nhưng hồi trai trẻ ông vẫn mang lợn, mang trâu cùng mấy chục đồng bạc hoa xòe đến xin cưới người con của cậu ruột về làm vợ. Ông bà sinh hạ được 4 con, ngoài con cả mất sớm còn lại 3 người thì hầu như đều mắc di chứng rất nặng nề. Anh Sồng A Cộng (đã đổi tên) sinh năm 1982 bị bệnh bạch tạng, người yếu ớt chẳng làm được việc nặng, đi giữa trời nắng mà mắt tựa như quáng gà chẳng nhìn thấy đường. Người em là Sồng A Ô (đã đổi tên) sinh năm 1984 thì đầu óc không bình thường, lúc nào cũng sẵn sàng đánh nhau.

Hậu quả ở đời thứ nhất chưa nguôi ngoai thì hậu quả ở đời thứ hai lại hiển hiện. Cộng lấy vợ đã 5 năm nhưng chẳng thể có nổi một mụn con còn Ô lấy vợ được hơn 1 năm nhưng vợ cũng mới bị sảy. Mới đây, trong một cơn chấn động thần kinh Ô đã đuổi đánh người chị dâu máu me be bét, thừa sống thiếu chết nên phải bắt buộc ra ở riêng.

Trong ánh đèn pin leo lét hắt ra từ chiếc điện thoại, chúng tôi bước thập thõm trên con đường mòn đầy phân trâu, phân bò tìm đến căn lều của vợ chồng Ô mới dựng để chờ làm nhà mới ở dưới sườn đồi. Hơn 8 h mà cả hai vợ chồng đã chùm chăn ngủ. Bị thức dậy bất ngờ nhưng anh chỉ cười ngơ ngác, chẳng hề có phản ứng…

Bí thư Vương Hồng Hải than thở: Dù chính quyền, đoàn thể các cấp tuyên truyền rất nhiều lần nhưng các trường hợp hôn nhân cận huyết, tảo hôn vẫn còn hay xảy ra trên địa bàn. Bố mẹ phản đối nhưng không được vì sợ con mình ăn lá ngón chết, chính quyền gọi xuống phạt cũng không được vì sợ… bố mẹ lại ăn lá ngón vì xấu hổ. Người ta thường tự ý làm thủ tục cưới xin mà không báo cáo chính quyền, chỉ đến khi đi mời cán bộ xã mới biết, đã là quá muộn. Bởi thế, nguyên tắc của chúng tôi là không đi dự đám cưới tảo hôn, hôn nhân cận huyết cũng như không đi dự những đám mừng mới đẻ nếu là sinh con thứ ba.

Muốn biết “cái lý của người Mông” giải thích cho việc hôn nhân cận huyết thế nào cũng như những câu chuyện đau lòng của người trong cuộc, mời bạn đọc theo dõi ở bài tiếp theo.

hi-du-con-cu-ong-mn-bi-di-chung-cu-hon-nhn-cn-huyet131252730
Hai người con của ông Mặn đều bị di chứng, không rõ có phải là do hôn nhân cận huyết?

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.