| Hotline: 0983.970.780

Sơn Tây: Vững nền tảng để xây nông thôn mới

Thứ Ba 17/11/2020 , 08:57 (GMT+7)

Điều quan trọng nhất trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.

Bánh tẻ Phú Nhi của Sơn Tây tại hội chợ. Ảnh: NNVN. 

Bánh tẻ Phú Nhi của Sơn Tây tại hội chợ. Ảnh: NNVN

Thị xã Sơn Tây của TP Hà Nội đã đi theo hướng đó với việc tạo sinh kế cho người dân và cải thiện môi trường, sức khỏe của họ.Trên địa bàn 6 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới có khoảng 930 cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ bao gồm các nhóm ngành nghề như công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại...

Qua kiểm tra, rà soát có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, song đa số là kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ và không thường xuyên; đa số các cở sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng phải thực hiện việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường theo quy định; 100% cơ sở đạt các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Còn về làng nghề Sơn Tây có 2 làng nghề được thành phố công nhận làng nghề truyền thống gồm làng nghề thêu ren Ngọc Kiên thuộc xã Cổ Đông và 1 làng nghề Bánh tẻ Phú Nhi thuộc phường Phú Thịnh.

Đa số các hộ sản xuất, kinh doanh ở quy mô nhỏ và đã có cam kết việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khu dân cư và chủ động có biện pháp xử lý bụi, rác thải, nước thải ngay tại hộ gia đình.

Ngoài ra thị xã còn có 2 cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Phú Thịnh và Cụm công nghiệp Sơn Đông, cụ thể: Đối với cụm tiểu thủ Công nghiệp Phú Thịnh hiện có 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động, 100% các cơ sở đã lập cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cụm tiểu thủ Công nghiệp Phú Thịnh đang được triển khai xây dựng. Cụm công nghiệp Sơn Đông đang trong quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật

Để xây dựng cảnh quan, môi trường sáng-xanh-sạch- đẹp, an toàn hàng năm thị xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động các phong trào như: Làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét ao hồ, kênh mương, nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, đã trồng được 21 km đường hoa, hàng trăm cây xanh bóng mát; vệ sinh 57 km đường làng, ngõ, xóm tạo môi trường sống sáng - xanh - sạch - đẹp.

Các nghĩa trang đều tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo vệ môi trường. Tỉ lệ hỏa táng trên địa bàn thị xã năm 2019 đạt 70,87%, trong đó tỉ lệ hỏa táng trên địa bàn 6 xã đạt 63,49%.

Một gian hàng rau sạch của Sơn Tây. Ảnh: NNVN.

Một gian hàng rau sạch của Sơn Tây. Ảnh: NNVN.

Về chất thải rắn, nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh được thu gom xử lý theo quy định 2/6 xã có điểm tập trung rác thải sinh hoạt, 6/6 xã tổ chức thành lập các tổ thu gom, vận chuyển ra điểm thu gom tập trung của xã và hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Sơn Tây vận chuyển về điểm xử lý theo quy định; các xã đã triển khai xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng và vận động người dân thu gom sau khi sử dụng bỏ vào bể chứa; các cơ sở y tế đều có phân loại rác theo quy định.

100% rác thải y tế lây nhiễm được thu gom và xử lý theo quy định; chất thải rắn trên địa bàn thị xã được thu gom theo quy định và chuyển về khu xử lý rác thải Xuân Sơn. Hiện nay tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Nhà đầu tư đang triển khai đầu tư 02 dự án.

Bên cạnh đó, UBND thị xã đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải của các xã bảo đảm thoát nước cho khu vực, không gây tù đọng nước thải và ngập úng. Nước thải hộ gia đình hiện tại thu gom về hố ga, bể phốt của gia đình, đảm bảo không chảy tràn, không đổ thải bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm.

Thử nếm nông sản. Ảnh: NNVN.

Thử nếm nông sản. Ảnh: NNVN.

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch: 100% số hộ trên địa bàn các xã đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo 3 sạch.

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:Nhìn chung các hộ gia đình trên địa bàn 6 xã đều nhỏ, lẻ; chuồng trại được xây dựng cách biệt với nhà ở, được vệ sinh định kỳ đảm bảo phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh.

Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom, xử lý chủ yếu bằng hầm biogas. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường là 5.007/5.007, đạt 100%.

Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công tác an toàn thực phẩm (ATTP) luôn được quan tâm chỉ đạo, các xã đã tổ chức Lễ phát động tháng hành động vì ATTP, buổi nói chuyện, tin bài phát trên hệ thống truyền thanh của xã, băng zôn và phát tờ rơi về ATTP vào các dịp cao điểm.

100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn các xã đảm bảo tuân thủ các quy định về đảm bảo ATTP và chấp hành tốt, cam kết không gây ô nhiễm môi trường.

Phát biểu tại buổi lễ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngày 14/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đặc biệt biểu dương kết quả đạt được của thị xã Sơn Tây trong việc nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.