| Hotline: 0983.970.780

Sốt máy gặt đập liên hợp

Thứ Năm 22/03/2012 , 10:46 (GMT+7)

Do các tỉnh xuống giống đồng loạt, thu hoạch cùng lúc nên máy gặt chỉ đáp ứng 40% diện tích lúa.

ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa ĐX. Hàng ngàn ha lúa chín quá ngày ngã bẹp dưới ruộng. Nông dân phải chạy ngược chạy xuôi thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) với giá rất cao, nhưng không có máy để thuê.

>> Dịch vụ máy gặt đập đắt hàng

Máy GĐLH chỉ đáp ứng 40% diện tích toàn vùng

Chủ máy gặt hứa lèo

Vụ ĐX năm nay bà con nông dân ĐBSCL đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, phần lớn số hộ thuê máy GĐLH của hãng Kubota để thu hoạch. Vụ này bà con xuống giống đồng bộ, thu hoạch cũng đồng loạt nên khi vào mùa các chủ máy gặt không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Nhiều chủ ruộng thất hẹn việc cắt lúa, nhiều diện tích phải náng đợi từ 3- 5 ngày mới có máy đến thu hoạch.

Có nơi lúa đến ngày cắt nằm phơi nắng, phơi sương ngoài đồng cả tuần lễ, khi máy GĐLH vào cắt đã làm hao hụt từ 5- 10% lượng thóc, chưa kể giá thuê máy tăng cao. Cụ thể, cách đây 1 tháng, giá thuê máy GĐLH gặt lúa đứng, từ 160.000- 180.000 đ/công, lúa bị ngã đổ 230.000- 260.000 đ/công. Hiện giá thuê máy GĐLH đã tăng 10- 15%, nhưng không có đủ để phục vụ.

Ông Trương Văn Đèo ở ấp An Thái, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: "Mặc dù đã chủ động liên hệ kêu máy GĐLH trước đó gần 1 tháng, nhưng đến nay lúa chín quá ngày, vẫn chưa có máy đến cắt. Tuy tôi chấp nhận thuê với giá cao hơn 10- 15%, nhưng chủ máy bảo "tìm thuê chỗ khác đi, chúng tôi làm không xuể”. Máy tăng giá mà có thuê được đâu, họ hẹn tới hẹn lui, toàn hứa lèo".

Ông Đèo đã phải thuê nhân công gặt lúa tay và máy tuốt lúa truyền thống, khiến giá thành đội cao lên gấp 2- 3 lần so với thuê máy GĐLH. Hiện giá lúa ở mức 5.000 đ/kg, chưa bằng với giá ĐX năm 2011. Trong khi đó giá nhân công cứ tăng vùn vụt. Vụ lúa này, tính kỹ cũng chỉ lời chút đỉnh, đủ mua phân thuốc cho vụ tới.

Tương tự, hộ ông Lê Quang Bé ở xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết: "Mấy hôm rồi tôi ăn ngủ không yên. Mặc dù lúa đến ngày cắt  nhưng đành phải đợi thêm vài hôm sau mới có máy phục vụ. Khi máy vào cắt thì lúa chín quá ngày, máy "ăn" tới đâu thì lúa đổ vãi đến đó, xót cả ruột gan. Lúa quá khô, khi chở về nhà chỉ cần phơi sơ sơ vài tiếng đồng hồ là kêu ngay thương lái đến mua để có tiền trang trải...".

Dạo quanh các vùng lúa lớn An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An… hầu như nơi nào bà con cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm máy gặt. Mọi năm kêu máy cắt không được còn có thể thuê cắt tay, nhưng năm nay do khan hiếm nhân công nên phải phụ thuộc máy GĐLH. Chính việc khan hiếm máy GĐLH dẫn đến tình trạng giá công cắt lúa lên cao. Cụ thể, đối với lúa đứng mỗi ha ruộng bà con phải trả cho chủ máy từ 1,6- 1,7 triệu đồng, lúa ngã 3,2- 3,5 triệu đồng/ha, tăng 100.000- 300.000 đ/ha so với vụ ĐX năm rồi. Không chỉ giá công cắt tăng cao, giá thuê ghe chở lúa cũng tăng từ 280.000- 300.000 đồng/chuyến (ghe 15 tấn) tùy theo đường xa gần.

Thiếu máy do thu hoạch đồng loạt

Thu hoạch đồng loạt, lúa đổ ngã cũng là nguyên nhân khan hiếm máy GĐLH. Mấy ngày qua ở An Giang và Đồng Tháp đã xảy ra mưa giông làm hàng ngàn ha lúa ĐX chuẩn bị thu hoạch bị đổ ngã nên máy GĐLH hoạt động giảm công suất. Anh Dương Văn Quy, chủ máy GĐLH ở thị trấn Long Bình, huyện An Phú (An Giang) cho biết: Thời tiết năm nay thất thường quá, mưa giông trái mùa xuất hiện sớm làm lúa đổ ngã nhiều. Vì vậy thu hoạch lúa rất chậm, phá vỡ hết kế hoạch. Mấy hôm nay chủ ruộng cứ gọi điện réo suốt ngày, thậm chí họ đến tận nhà chửi rủa, nhưng tui cũng chỉ biết năn nỉ để người ta thông cảm.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết, toàn vùng có gần 7.000 máy GĐLH. Do các tỉnh xuống giống đồng loạt, thu hoạch cùng lúc nên máy gặt chỉ đáp ứng 40% diện tích lúa. Dự kiến đến năm 2015 số máy GĐLH cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70- 80% diện tích. Nếu thu hoạch thủ công thì tỷ lệ hao hụt từ 12- 15%, thu hoạch bằng máy  thất thoát khoảng 10%. Nơi nào thu hoạch trễ thì tỷ lệ thất thoát có thể lên tới 15%.

Còn chú Trương Văn Bé ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: Từ đầu vụ tới nay 2 chiếc máy GĐLH của tôi chạy ngày đêm không có thời gian nghỉ, chỉ nghỉ lúc nạp nhiên liệu. Nhờ máy tốt, không trục trặc, thu hoạch ít bị hư hao giữa chừng, vậy mà còn bị nông dân mắng lên mắng xuống, nghe riết cũng quen.

Theo ông Bé, đầu vụ anh nhận cắt khoảng 1.500 ha, nhưng thời tiết thất thường, cộng thêm lúa ngã đổ khiến máy thu hoạch chậm, dồn ứ diện tích của nông dân. "Chúng tôi rất có lỗi với người làm lúa, đã nhận lời hứa lúc ban đầu mà không thực hiện kịp. Như vụ trước, 1 máy GĐLH có thể gặt 6 công lúa đứng/giờ, nền đất khô bằng phẳng. Nhưng năm nay máy cắt toàn gặp lúa ngã, chỉ gặt được 3 công lúa/giờ. Không chỉ máy của tôi mà các máy khác cũng trong tình trạng làm việc hết công suất mà không thể đáp ứng yêu cầu", ông nói.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm