| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng lò sấy lúa hiện đại

Thứ Sáu 20/09/2013 , 11:06 (GMT+7)

Do ảnh hưởng bởi bởi mưa bão nên sản phầm lúa sau khi thu hoạch người dân rất cần hệ thống lò sấy.

Do ảnh hưởng bởi bởi mưa bão nên sản phầm lúa sau khi thu hoạch người dân rất cần hệ thống lò sấy.

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh có khoảng 350 ngàn ha đất gieo trồng, hàng năm làm ra trên dưới 1 triệu tấn lúa. Riêng vụ lúa hè thu chiếm khoảng 200 ha, điều đáng nói là giai đoạn thu hoạch vụ lúa này là giai đoạn thời tiết diễn biến bất thường.

“Trước đây tại địa phương cũng có một số doanh nghiệp tự bỏ tiền đầu tư hệ thống lò sấy lúa. Tuy nhiên chỉ là nhỏ lẻ, bình quân lò sấy chỉ có công suất vài ba tấn/mẻ. Do đó không thể đáp ứng hết như cầu phơi sấy của bà con. Từ đầu năm 2013 đến nay tình hình này đã từng bước được cải thiện khi dự án được triển khai “Xây dựng mô hình hệ thống sấy lúa năng suất 30 - 50 tấn/mẻ” tại Sóc Trăng”. Ông Trung nói.


Thương lái đưa lúa lên lò sấy

Ông Trung phân tích, trước đây do không thể sấy được tại địa phương nên các thương lái khi vào thu mua lúa tươi của người dân họ phải tốn một khoảng chi phí để vận chuyển đi nơi khác phơi sấy vì vậy giá thu mua tại đồng ruộng sẽ thấp.

Nhưng quan trọng là chất lượng hạt lúa bị giảm do phải giữ độ ẩm cao. Còn khi có lò sấy với công suất 30 - 50 tấn/mẻ thì thương lái không phải tốn nhiều chi phí ở khâu vận chuyển, chính vì thế giá thành khi thu mua chắc chắn sẽ cao hơn.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng triển khai thực hiện dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình hệ thống sấy lúa năng suất 30 - 50 tấn/mẻ” tại Sóc Trăng. Thông qua dự án này, ngành chức năng tỉnh đã triển khai xây dựng lò sấy tại xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, với hình thức thực hiện 3 hộ dân/lò sấy. Định mức hỗ trợ 50% giá trị thiết bị (nhưng không quá 75 triệu đồng), phần kinh phí còn lại do 3 hộ dân tham gia đối ứng.

Lò sấy theo dự án được xây dựng có tĩnh vỉ ngang công suất 30 - 50 tấn/mẻ. Lò sấy có các thông số kỹ thuật hiện đại như: Công suất quạt motour quạt sấy 37 - 50 Hp; quạt sấy hướng trục 2 tầng cành; chi phí nhiên liệu 30 - 50 kg trấu/giờ; lò đốt bằng trấu có kích thước trung bình (DxRxC = 2.5x1.5x2.5 mét); kích thước buồng sấy (DxRxC = 12x10x1 mét); sàn sấy bằng gỗ và lò sàn buồng sấy bằng lưới nylon hay tôn đục lỗ.

Ông Lý Thành Hiệp, Tổ trưởng tổ vận hành máy sấy cho biết, công nghệ sấy tĩnh vỉ ngang dùng quạt hút gió nóng từ lò đốt trấu thông qua buồng hòa trộn để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật rồi thổi vào buồng sấy. Thông qua việc trao đổi nhiệt độ giữa dòng khí nóng và khô với hạt lúa làm cho hạt lúa bốc hơi nước, giảm độ ẩm hạt lúa xuống theo yêu cầu.

Ngoài ra, với công nghệ thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình sấy nhằm điều chỉnh chế độ bốc hơi, lúa sấy không cần phải cào đảo nhưng độ ẩm của hạt lúa vẫn được đảm bảo theo yêu cầu đặt ra, độ ẩm chênh lệch không quá 1%.

“Đây là lò sấy hiện đại nhất mà tôi từng thấy từ trước đến nay. Nhờ có lò sấy này mà bà con ở đây không phải tốn nhiều công sức, tiền của vận chuyển lúa đi các tỉnh khác phơi sấy như các năm trước”. Ông Hiệp nói.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.