| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây cam, quýt

Thứ Năm 01/08/2013 , 09:34 (GMT+7)

Phân NPK-S 5.10.3-8, NPK-S 12.5.10-14, NPK-S 10.5.12-14 của Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây cam, quýt.

1. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây cam, quýt

Cam, quýt được trồng trên nhiều vùng khí hậu khác nhau ở nước ta: nhiệt độ từ 120C đến 390C;  từ đất cát biển, đất phù sa vùng đồng bằng đến đất feralit trên đồi núi, từ đất có phản ứng axit đến kiềm. Điều kiện thích hợp nhất đối với cây cam, quýt là nhiệt độ  23 - 290C, cường độ ánh sáng 10.000 - 15.000 Lux, độ dày tầng đất canh tác ít nhất 60 cm, tơi xốp, thoát nước tốt, có thành phần cơ giới là cát pha hoặc thịt nhẹ, độ ẩm đất 70 - 80%, pHKCl  5 - 7, hàm lượng hữu cơ từ 2% trở lên, hàm lượng tổng số các chất đạm, lân, kali trên 0,1% N,   0,08% P2O5,  0,5% K2O và một số nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), kẽm (Zn), sắt (Fe), bo (B), molipden (Mo), mangan (Mn) đủ đáp ứng yêu cầu của cây.

Hàm lượng dinh dưỡng trong một tấn quả cam tươi là 1,773 kg N,  0,506 kg P2O5,  3,194 kg K2O,  0,367 kg MgO,  1,009 kg CaO,   0,142 kg S, 3,0 g Fe,  0,8 g Mn, 1,4 g Zn, 0,6 g Cu, 2,8 g B; trong một tấn quả quýt tươi  là 1,532 kg N,   0,376 kg P2O5,    2,465 kg K2O,   0,184 kg MgO,   0,706 kg CaO,   0,111 kg S,   2,6 g Fe,  0,4 g Mn, 0,8 g Zn,  0,6 g Cu,  1,3 g B. Nhu cầu của cây cam, quýt đối với kali cao hơn các nguyên tố khác.

Các giống cam ngọt (Citrus sinensis) như  cam Vân Du, cam Bố Hạ, cam Sông Con, cam Xã Đoài, cam Valencia, cam Hamlin, cam dây, cam mật, cam V2, cam S1, cam Cara Cara... Các giống quýt (Citrus reticulata) như quýt chum Bắc Quang, quýt vàng Bắc Sơn, quýt đường Yên Bình, quýt vàng Bắc Giang, quýt Tích Giang (quýt đỏ), quýt đường Canh (cam đường Canh), quýt  Lý Nhân, quýt Hương Sơn (cam bù Hương Sơn), quýt Hương Cần, quýt đường (quýt Xiêm), quýt Tiều Đồng Tháp (quýt hồng), quýt Kinh (cam sành Hàm Yên, cam sành Bắc Quang, cam sành Bố Hạ, cam sành Lạng Sơn, cam sành Bến Tre...)...     

Phân NPK-S  5.10.3-8, NPK-S 12.5.10-14, NPK-S 10.5.12-14 của Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây cam, quýt. Với cách bón đầy đủ, cân đối và kịp thời sẽ cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng tốt, tăng tính miễn dịch, tăng cường khả năng chống chịu đối với các điều kiện bất thuận như nắng nóng, khô hạn, ngập úng, sâu bệnh phục hồi cây sau lũ lụt...

Bón phân theo quy trình sử dụng phân bón Lâm Thao sẽ cho năng suất quả cao, chất lượng quả tốt, hình thức quả đẹp.

2. Thời vụ trồng cam, quýt

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ: vụ xuân vào các tháng 2, 3; vụ thu vào các tháng 7, 9. Duyên hải Nam Trung Bộ: các tháng 8, 9. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: các tháng 6, 7. Đồng bằng sông Cửu Long: đầu hoặc cuối vụ mưa.     

3. Mật độ trồng cam, quýt

Vùng đất đồi:  Cam, quýt  được trồng khoảng  416 cây/ha với  khoảng cách 4 m x 6 m hoặc  500 cây/ha với khoảng cách  4 m x 5 m. Kích thước hố trồng với chiều rộng  0,8 - 1,0 m, chiều sâu 0,7 - 0,8 m.

Vùng  đất đồng bằng sông Cửu Long: sau khi lên líp cần làm mô đất cao 0,4-0,6 m, rộng 0,8-1,0 m, mật độ trồng từ 240 mô/ha (khoảng cách 5 m x 6 m) đến 330 mô/ha (khoảng cách 6 m x 6 m).

4. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây cam, quýt.

a) Bón lót trước khi trồng:

Lượng phân bón tính cho một hố trồng: 20-50 kg phân hữu cơ hoai mục;  0,5 kg vôi bột;  0,8-1,0 kg phân NPK-S  5.10.3-8. Toàn bộ số phân trên trộn đều với lớp đất được đào lên, sau đó cho vào lấp đầy hố, để sau 30 ngày thì đặt bầu trồng cây, vỗ chặt, tưới đủ nước.

b) Bón phân ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB):

 Từ  1-3 năm sau khi trồng cây vào hố. Hàng năm, bón 4 đợt phân NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.12-14 vào các tháng 2, 5, 8, 11.

Năm thứ 1: mỗi đợt bón 0,3-0,4 kg/cây. Năm thứ 2: mỗi đợt bón 0,4-0,5 kg/cây; bón 25-40 kg/cây  phân hữu cơ hoai mục  vào tháng 2;  bón 1,0-2,0 kg/cây  vôi bột vào tháng 11.  Năm thứ 3: mỗi đợt bón 0,5-0,6 kg/cây.

c) Bón phân giai đoạn kinh doanh (KD):

Từ năm thứ tư trở đi

Liều lượng bón: kg/cây

Tuổi cây

              Thời kỳ bón

 

Phân loại

Trước ra hoa 4 tuần

Sau đậu quả và quả đã phát triển

1 tháng trước thu hoạch

Sau thu hoạch 1 tuần

4

NPK-S 5.10.3-8

 

 

 

0,7-0,8

NPK-S12.5.10-14

Hoặc 10.5.12-14

0,5-0,7

0,5-0,7

0,5-0,7

 

5

NPK-S 5.10.3-8

 

 

 

0,8-0,9

NPK-S12.5.10-14

Hoặc 10.5.12-14

0,7-0,8

0,7-0,8

0,7-0,8

 

6

NPK-S 5.10.3-8

 

 

 

0,9-1

NPK-S12.5.10-14

Hoặc 10.5.10-5

0,8-0,9

0,8-0,9

0,8-0,9

 

7

NPK-S 5.10.3-8

 

 

 

1-1,1

NPK-S12.5.10-14

Hoặc 10.5.10-5

0,9-1

0,9-1

0,9-1

 

>8

NPK-S 5.10.3-8

1-1,2

1-1,2

1-1,2

1,1-,1,3

NPK-S12.5.10-14

Hoặc 10.5.10-5

 

 

 

 

Cách bón: Tạo rãnh vành khăn theo hình chiếu tán lá cây (hoặc đào rãnh vành khăn theo bốn hướng) rộng 30cm, sâu 20-25cm, rắc phân xuống sau đó lấp đất lại, tạo ẩm.

Lưu ý: Việc tạo rãnh lần sau không đào trùng với đợt tạo rãnh lần trước.

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao chúc bà con nông dân trồng cam, quýt sử dụng phân bón Lâm Thao đúng quy trình kỹ thuật để mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.