| Hotline: 0983.970.780

Sự học trên vùng đất cổ

Thứ Hai 01/02/2010 , 11:54 (GMT+7)

Những câu chuyện về sự học tại làng Lệ Sơn đã được truyền tụng cho đời sau như huyền thoại.

Hơn 500 năm qua, làng Lệ Sơn (xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình) gần như vẫn vậy. Lưng làng tựa vào dãy núi có 99 ngọn và mặt hướng ra dòng Gianh cuộn chảy ra biển cả. Chỉ khác một điều là con đường độc đạo vào làng bằng con đò cần mẫn sang sông thì nay có thêm lối đi mới, ô tô chạy về được tận làng nhờ đi qua cầu Quảng Hải, băng qua Quảng Trung, Quảng Tiến...

Tôi qua làng Lệ Sơn bằng chuyến đò qua sông Gianh. Anh lái đò cho hay: “Muốn biết về làng Lệ Sơn thì anh cứ hỏi cụ giáo Lương Ngọc Đệ”. Cụ giáo nay đã vào tuổi 83 nhưng còn khỏe và minh mẫn lắm. Theo cụ Đệ thì cốt làng Lệ Sơn tốt lắm.  

Cụ giáo Lương Ngọc Đệ

Từ làng nhìn sang phía sông Gianh có Lèn Rồng, lên hướng đông nam có dãy núi Lèn Bảng, quay hướng tây bắc có lèn Bạch Mã, rồi sông Gianh uốn mình ôm lấy làng như cánh võng... Năm 1471, tướng quân Lê Văn Hành hộ tống vua Lê Thánh Tông dẹp loạn Chiêm Thành đóng quân ở Thanh Khê đã ngược thuyền lên Vông Vang, nhìn thấy địa thế vùng đất này đã ghi nhớ. Rồi sau đó, khi nước yên, ông xin vua Lê cho cùng đinh tráng của 8 họ vào khai khẩn 800 mẫu ruộng để lập ấp và đó là sơ khai của làng Lệ Sơn bây giờ. Lập ấp rồi, tướng quân Lê Văn Hành ra bắc mời bằng được thầy Trần Cảnh Huống, Đại học sỹ triều đình vào dạy học cho con em của làng...

Hồi đó, việc học của làng từ khi gà gáy canh ba. Tiếng học Tam tự kinh của trẻ râm ran ngân nga khắp xóm. Mẹ làm ruộng cũng nghe con học bài, chị may vá cũng lắng tiếng đọc... Nghe dần thấm lâu, mẹ, chị dù không biết mặt chữ nhưng lại hiểu được nghĩa của lẽ đời. Vậy nên nét văn hóa được ghi nhận đầu tiên của làng Lệ Sơn chính là tình người.

Những câu chuyện về sự học tại làng Lệ Sơn được truyền tụng cho đời sau như huyền thoại. Đó là ông Vĩnh Tường, nhà nghèo đến mức không có tiền đi học, phải vừa đi chăn bò vừa học lóm. Hằng đêm, ông đi lượm chân nhang mang về hang đá của dãy núi để đốt lên ngồi tự học, sau đỗ cử nhân. Hay chuyện anh em nhà Lê Thế Tập, nghèo đến mức không có được bộ quần áo lành để mặc, rau cháo quanh năm nhưng vẫn cố theo nghiệp học hành. Trước lúc vào khoa thi, thầy giáo  gọi cả hai anh em vào dạy rằng: “Tiếc là chỉ có một người đỗ đầu nên hai anh em phải có người đỗ nhì. Hoặc em đợi khoa sau thi để đỗ đầu, nhưng đợi thêm 5 năm thì cũng lâu...”. Quả nhiên không sai, khoa thi năm 1829, người anh đậu ngôi đầu và người em về nhì.

Về Lệ Sơn được nghe chuyện truyền lại của người xưa. Chuyện rằng có 100 con đại bàng bay đi tìm đất thiêng để giúp vua đóng đô. Khi đến Lệ Sơn, 99 con đã đậu xuống 99 ngọn núi, còn lại một con không có chỗ đậu nên bay tiếp vào phía nam. 99 con lập tức bay theo và cả đàn đã đậu xuống vùng Phú Xuân (kinh thành Huế ngày nay).  

Dãy núi 99 ngọn sau lưng làng

Hằng trăm năm trước, ngôi làng Lệ Sơn được xếp vào hàng đầu trong tám ngôi làng nổi danh văn vật nhất đất Quảng Bình, đệ nhất bát danh hương: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Làng Lệ Sơn không có người nhiều người ra làm quan to trong triều như các làng Thổ Ngoạn, La Hà... nhưng người xưa đã chọn Lệ Sơn ghi danh vào sử sách vì tuy là một làng cách biệt miền sơn cước nhưng Lệ Sơn từ xưa đã có trình độ dân trí rất cao. Hầu như tất cả nam phụ lão ấu của làng đều tinh thông Tam tự kinhMinh tâm bảo giám.

Đường làng Lệ Sơn rợp dưới bóng tre. Buổi trưa tiếng gà gáy ran trong cảnh thanh bình. Cụ Lê Doãn năm nay đã 89 tuổi đang thả bộ thư giãn dưới bóng mát. Vốn trước đây làm cán bộ xã cho đến ngày nghỉ hưu nên cụ cũng biết khá rõ về sự học của làng. Hiện các cháu nội, ngoại của cụ Doãn đã có 11 người đã tốt nghiệp hoặc đang theo học ở các trường đại học.

"Làng Lệ Sơn có 3.500 nhân khẩu nhưng đã có hơn 800 người làm nghề dạy học, từ cấp một cho đến đại học, ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Khoảng một phần tư dân số làng làm nghề dạy học quả là một tỉ lệ khó có địa phương nào trong nước đạt được" - ông Lương Xuân Quế, Bí thư Đảng ủy xã Văn Hóa.

Cụ cho hay: “Đối với người Lệ Sơn thì cái ăn còn có thể dừng chứ chuyện học thì không. Bà con không chỉ động viên nhau bằng lời nói mà còn bằng một hệ thống khuyến học độc đáo chưa từng có. Ngoài hệ thống quỹ khuyến học của xã do chính quyền tổ chức, ở các thôn, các họ đều đã lập quỹ khuyến học riêng như thôn Phức Tự, Trung Làng, Đình Miễu... đã xây dựng quỹ khuyến học từ hơn nhiều năm qua. Có thôn quỹ vài triệu đồng, cũng có thôn lên đến vài chục triệu... Do số lượng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học ở Lệ Sơn nhiều quá, mỗi suất hỗ trợ từ xã từ thôn chỉ khoảng vài chục đến trăm ngàn, nên các họ lớn trong làng tự nguyện lập quỹ khuyến học riêng, như các họ Lê, Nguyễn, Lương, Phan, Phạm... đều đã có quỹ riêng”.

Cụ giáo Lương Ngọc Đệ đưa tôi ra đình làng xưa. Chiến tranh đã phá mất giờ chỉ còn lại hai cột cổng đình to cao đứng sừng sững. Trên mỗi cột đều có con nghê chầu và khảm chữ Nôm. Cụ giáo đọc to và giảng nghĩa cho tôi hay: “Cột bên trái là dòng: Khí tác sơn hà công minh chính trực nhi nhất (Thửa trời đất sinh ra lấy công minh chính trực làm đầu); cột bên phải ghi: Đức hợp thượng hạ cao minh bác hận vô cương (Lấy đức làm đầu hợp trên dưới thành sức mạnh không giới hạn)...”. Muốn công minh chính trực thì phải có học. Hơn trăm giáo viên của làng nghỉ hưu đã phân công nhau mỗi người phải kèm một số cháu học sinh học, người còn sức thì kèm cấp cao, người đã yếu thì cấp thấp, không lương bổng, phụ cấp gì cả mà xem như là trách nhiệm với làng.

Dù đang là ngày nghỉ cuối tuần nhưng trên các con đường làng Lệ Sơn không thấy bóng trẻ con chạy rông, nô đùa. Hỏi ra mới biết dù ngày nghỉ học ở trường nhưng các cháu lại học ở nhà. Đến chiều mới được ra bãi ven sông thả diều, đá bóng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm