| Hotline: 0983.970.780

Sứ Phúc Thành - Trọn vẹn chữ tâm và trao đi chữ phúc

Thứ Bảy 16/03/2024 , 16:25 (GMT+7)

Hà Nội 'Nét hoa văn gợi nhớ một vương triều', ở làng gốm Bát Tràng, có một cơ sở miệt mài nghiên cứu để cho ra những sản phẩm sứ tâm linh, sứ gia dụng tinh xảo.

Sứ Phúc Thành mang văn hóa truyền thống thổi hồn vào sản phẩm gốm sứ

Ngày cũng như đêm, ở làng gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội luôn đỏ lửa. Những nghệ nhân ở đây luôn chân, luôn tay vào việc để kịp cho ra những bộ đồ ăn gia đình bằng sứ cao cấp, giao đi các tỉnh, thành.

Những thỏi đất sau khi nhập về sẽ qua máy xử lý hút hết chân không, bọt khí trong đất, sau đó được tạo thành khuôn đất phù hợp như: khuôn bát, khuôn tô, khuôn đĩa.

Những bộ đồ sứ tâm linh với họa tiết tinh tế tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa tại cơ sở Sứ Phúc Thành, số 17, chợ Gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: PH.

Những bộ đồ sứ tâm linh với họa tiết tinh tế tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa tại cơ sở Sứ Phúc Thành, số 17, chợ Gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: PH.

Sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng máy in ép lăn li tâm, nghệ nhân điều khiển sao cho lực nén của máy tạo ra sự chắc chắc, tròn đều những chiếc bát đĩa. Sau khoảng nửa tiếng, khi những chiếc bát đĩa thô đã khô, chúng được lấy ra, xếp thành cột ngay ngắn thẳng hàng. Công nghệ, kỹ thuật hiện đại kết hợp họa tiết, bài men truyền thống đã tạo ra những sản phẩm bắt mắt, và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Xong công đoạn sấy khô, những sản phẩm được sơ nung (nung lần 1), rồi đánh giáp, vệ sinh nhẵn mịn và mang đi vẽ trang trí, tráng men. Những sản phẩm sau khi nung 2 lần sẽ cho chất lượng cao, men bóng, sâu, sản phẩm đanh chắc bền.

Những họa tiết tinh xảo trên sản phẩm sứ mang thương hiệu Phúc Thành.

Những họa tiết tinh xảo trên sản phẩm sứ mang thương hiệu Phúc Thành.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tiến Đạt, chủ cơ sở Sứ Phúc Thành (số 17, chợ Gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, những người nghệ nhân ở đây có tay nghề cao, tuổi nghề lâu năm. Họ vẽ tay chi tiết bút kim. Mỗi sản phẩm làm ra, mang một câu chuyện ý nghĩa như một bức tranh ẩn chứa thông điệp. Nói rồi, anh cầm bộ đồ ăn mang tên Trúc chuồn rồi giới thiệu cho chúng tôi tỉ mỉ về nước men, các họa tiết đậm nét văn hoá của người Việt Nam.

Cũng theo Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt, chất liệu sứ được gọi là trong như ngọc, trắng như ngà, đanh như thép nguội. Sứ rất mọng, cứng và trong. Mỗi tác phẩm hội tụ rất nhiều tinh hoa, trước tiên là chất liệu làm ra, nung ở nhiệt độ cao. Cho đến quy trình tạo hình với những kiểu dáng sang trọng đã và đang chinh phục những khách hàng trong nước và quốc tế khi đến tham quan mua sắm tại Làng gốm sứ Bát Tràng.

Tự hào với nghề cha truyền con nối

Đến thăm cơ sở Sứ Phúc Thành tại làng gốm Bát Tràng, ông Phạm Hồng Phúc (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) không giấu nổi sự khâm phục đối với những người thợ làm ra sản phẩm được bày bán tại đây.

“Tôi là một người Việt Nam, vậy nên tôi cảm thấy rất tự hào khi dân tộc mình có những đôi bàn tay tài hoa, những khối óc tuyệt vời, làm nên những tuyệt tác. Không chỉ riêng tôi mà có lẽ là bất cứ du khách nước ngoài nào đến nơi đây đều mê đắm và yêu sứ, yêu cái đẹp tinh hoa tinh tuý của làng Bát Tràng nói chung và Sứ Phúc Thành nói riêng”, ông Phạm Hồng Phúc chia sẻ.

Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ về quá trình tạo ra những sản phẩm sứ tâm linh, sứ gia dụng tinh xảo. Ảnh: PH.

Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ về quá trình tạo ra những sản phẩm sứ tâm linh, sứ gia dụng tinh xảo. Ảnh: PH.

Là người con của Bát Tràng, Nghệ nhân sinh năm 1986 Nguyễn Tiến Đạt (chủ thương hiệu Sứ Phúc Thành) luôn tự hào khi được cùng vợ nối nghiệp nghề truyền thống của cha ông, đến nay gia đình anh là đời thứ 3 chuyên sản xuất và thương mại những dòng sứ cao cấp tại đây.

Theo anh Đạt, mối duyên với nghề gốm sứ mang đến cho anh nhiều gập ghềnh nhưng cũng đầy thú vị. Từ việc phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm về lịch sử, tiến trình phát triển văn hóa nước nhà. Mỗi triều đại đều có những đặc điểm rất riêng về kiểu dáng, hoa văn và họa pháp trên những chất liệu gốm sứ, đồ gỗ, đồ đồng, đá và cả ở những công trình kiến trúc.

Người xưa có câu “Nét hoa văn gợi nhớ một vương triều”, vì thế, anh miệt mài nghiên cứu và cho ra những bài men, bài màu, bài xương đất, và gửi những thông điệp lên từng sản phẩm.

Đơn cử như bộ đồ thờ Vạn Phúc An Gia được chính anh Đạt tâm huyết thổi hồn văn hoá truyền thống và đương đại vào sản phẩm để hướng về tri ân nguồn cội.

Sứ Phúc Thành - gửi chữ tâm, trao chữ phúc đến khách hàng.

Sứ Phúc Thành - gửi chữ tâm, trao chữ phúc đến khách hàng.

Nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ, anh được thừa hưởng những điều răn dạy tri ân cội nguồn từ ông bà, cha mẹ qua những nghi lễ cúng rằm, cúng tết. Từ đó, anh tâm huyết nghiên cứu và tìm hiểu, đưa ra những mẫu sản phẩm, mẫu vẽ làm sao để khi lên một bộ đồ thờ tâm linh phong thủy có thể đưa được những mong muốn của người tiêu dùng, con cháu thành tâm chuẩn bị một bộ đồ thờ để tưởng nhớ về cội nguồn, về gia tiên. Có người cả đời mới có cơ hội làm một lần nên rất kỹ càng chọn lựa những đồ thờ, tâm linh phong thủy.

Trao chữ “Phúc” cho khách hàng

Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, tuy cùng một niên đại nhưng mỗi khách hàng lại có những sở thích về kiểu dáng, họa tiết, men cốt khác nhau. Sứ Phúc Thành ra đời khoảng 10 năm nay với tâm niệm lấy chữ Phúc và trao chữ Phúc cho khách hàng.

Tên thương hiệu "Phúc Thành" nghĩa là hạnh phúc, viên mãn, đủ đầy. Với cái tên mang thông điệp góp phần làm vẹn tròn "chữ Phúc" của mỗi gia đình Việt trong văn hóa tâm linh. Đồng thời thông qua những sản phẩm gốm sứ gia dụng và tâm linh chất lượng cao, do cơ sở anh sản xuất ra sẽ là món quà tri ân sâu sắc nhất hướng về tổ tiên.

Tiếp nối nghề truyền thống từ đời cha ông, trải qua nhiều khó khăn đến nay thương hiệu sứ Phúc Thành cũng được nhiều khách hàng đón nhận thông qua cửa hàng truyền thống và bán hàng onlinne.

Video nét độc đáo của sản phẩm sứ Phúc Thành.

Ngoài những sản phẩm đồ thờ, thì hiện cơ sở sứ Phúc Thành đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nhiều dòng sứ gia dụng: bát, đĩa, ấm, chén, bình hút lộc phong thủy. Năm 2022, bộ sản phẩm gia dụng đựng đồ ăn của gốm sứ Phúc Thành được lựa chọn là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thành phố Hà Nội.

Làng gốm sứ Bát Tràng ra đời và phát triển đến ngày hôm nay nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người và nguyên vật liệu đặc biệt. Với truyền thống lịch sử cách đây gần 1.000 năm, được xem là một trong bốn nghề tinh hoa của Thăng Long xưa: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”.

Nhờ vào bàn tay tài tình của những nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng đã tạo nên những dòng sản phẩm gốm sứ đặc sắc, khác biệt với các loại thông thường. Nhờ đó làm nên một làng nghề gốm Bát Tràng lưu danh lịch sử và làm nên bản sắc của người Việt.

Gốm Sứ Bát Tràng - nghề truyền thống hiên ngang đứng vững cùng Thăng Long ngàn năm văn hiến. Vì sao sứ Bát Tràng quan trọng? Người Việt Nam có câu “Uống nước nhớ nguồn”, bất cứ ai là người Việt Nam, khi thành đạt, khi phú quý sinh lễ nghĩa đều tìm về những sản phẩm mang hồn cốt dân tộc và sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là một trong những sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc Thứ hai, tuy chỉ chiếm thị phần nhỏ hơn so với thị phần hàng rẻ tràn lan từ Trung Quốc, nhưng từ hàng ngàn năm nay gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn khẳng định chỗ đứng của mình.

Xem thêm
Doanh nghiệp nên quan tâm phòng hộ giá qua thị trường cà phê phái sinh

Chuyên gia của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến động của giá cà phê hiện nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

HanoPhavico xứng danh người đồng hành tin cậy của các hộ chăn nuôi

HanoPhavico không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thay đổi tư duy chăn nuôi theo hướng khoa học, hiệu quả, bền vững.