| Hotline: 0983.970.780

Gia Lâm xác định chương trình OCOP gắn liền với nông thôn mới

Thứ Sáu 08/12/2023 , 13:39 (GMT+7)

Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội có khoảng 139 sản phẩm OCOP trong đó có 5 sản phẩm 5 sao ở xã Bát Tràng, còn lại là 4 sao và 3 sao.

Bà Đới Thị Lụt, Giám đốc HTX Trung Mầu xã Trung Mầu cho chúng tôi biết địa phương có 218 ha đất nông nghiệp trong đó 72 ha cây ăn quả bưởi, chuối, cam, 65 ha hoa cây cảnh, 45 ha lúa…Thu nhập bình quân trên ha hoa cây cảnh trên dưới 400 triệu/ha, cây ăn quả cũng tương tự. Riêng về bưởi có 10 ha VietGAP giống Diễn mà tiêu biểu như ông Hà Thanh Quang có 1 ha  chính là vườn đạt OCOP 3 sao năm 2023.

Để mà trồng bưởi ngon, đất sét trồng rất ngọt, nếu đất phù sa thì trồng phải tưới thêm kali. Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP vườn bưởi nhà ông Quang đã được nhiều người biết đến, tìm mua và cho giá trị kinh tế mỗi năm lãi hơn 100 triệu đồng.

Theo bà Hoàng Thị Thúy Nga, Phó Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm diện tích cây ăn quả trên địa bàn có 1.800 ha trong đó bưởi khoảng hơn 400 ha, tập trung vào các giống bưởi Diễn, bưởi Hoàng, bưởi Đào Chuyên, bưởi Tân Lạc. Thời gian gần đây thị trường bưởi giá khá thấp, xung quanh 15.000đ/quả, chỉ đạt 300-400 triệu/ha nhưng nếu ai làm tốt thì hơn thế rất nhiều bởi bưởi càng trồng lâu năm càng ngon, được khách hàng quen ăn tìm đến.

Hiện nay bưởi tập trung ở những xã ven sông Đuống Kim Sơn, Lệ Chi, Phú Thị, Đa Tốn, Phù Đổng, Trung Màu và riêng ở Trung Mầu đã được công nhận OCOP 3 sao, các vùng khác được hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP.

Thẩm định các sản phẩm OCOP. Ảnh: Tư liệu.

Thẩm định các sản phẩm OCOP. Ảnh: Tư liệu.

Huyện có khoảng 139 sản phẩm OCOP trong đó có 5 sản phẩm 5 sao ở Bát Tràng, còn lại 4 sao và 3 sao. Chương trình OCOP, là thương hiệu mà người tiêu dùng đang nhắm đến tìm mua bởi muốn được chứng nhận phải đạt tiêu chuẩn ít nhất là giấy chứng an toàn, VietGAP, truy xuất được nguồn gốc, sản xuất làm sao, bón phun thế nào…Liên quan đến các sản phẩm nông sản OCOP huyện có khoảng hơn 60 sản phẩm, tập trung về rau, quả, nông sản chế biến như hành phi, trà. HTX Dương Xá, Đặng Xá, Văn Đức về rau, sản xuất theo liên kết và những tinh bột nghệ, dầu xả, măng tây, cải canh ở Yên Viên; sữa tươi, sữa chua xã Phù Đổng; sản phẩm nông nghiệp chế biến như viên nghệ, tinh dầu, bột nghệ các loại tại xã Dương Xá...

Khi được chứng nhận OCOP có nhiều tích cực, tác động tốt với tiêu thụ, được đưa lên sàn, hệ thống truy xuất của thành phố, được nhiều người tiêu dùng biết đến tìm mua.

Các sản phẩm OCOP. Ảnh: Tư liệu.

Các sản phẩm OCOP. Ảnh: Tư liệu.

Năm 2023, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đăng ký 30 sản phẩm tham gia đánh giá Chương trình OCOP gồm: Bộ Bát bảo lưu thủy binh, bộ chum 2 nắp trống đồng Đông Sơn Âu Lạc của hộ kinh doanh gốm sứ Việt Hoàng; bộ bình gốm sứ vuốt tay hút lộc Diệu Nguyễn ở xã Bát Tràng; tranh sứ tiên ngư vạn nguyệt của hộ kinh doanh Phạm Văn Nguyên; tranh sứ Hạ liên thảo ngư đồ của hộ kinh doanh Phạm Văn Hổ; nậm rượu Long phụng viên mãn, tinh hoa văn lang của Công ty TNHH gốm sứ Việt Trung (xã Kim Lan); hoa giấy xã Phù Đổng; rau chất lượng cao (xã Đa Tốn)...Kết quả đánh giá, có 1 sản phẩm rau chất lượng cao được chấm điểm đạt OCOP 4 sao, 29 sản phẩm còn lại đạt 3 sao.  

Chương trình OCOP đã góp phần tác động tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện. Do vậy mà Gia Lâm sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển, các sản phẩm OCOP của huyện sẽ ngày càng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Vườn bưởi Diễn đạt OCOP 3 sao ở xã Trung Mầu. Ảnh: NNVN.

Vườn bưởi Diễn đạt OCOP 3 sao ở xã Trung Mầu. Ảnh: NNVN.

Muốn vậy, huyện cần khuyến khích các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP, phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm bằng những ý tưởng mới đồng thời mạnh tay đầu tư máy móc, trang thiết bị  hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm, thiết kế nhãn hiệu, mẫu, bao gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu, xây dựng các câu chuyện hấp dẫn về quá trình hình thành, phát triển của sản phẩm, lên phương án mở rộng kênh tiêu thụ trên sàn điện tử và các trang mạng xã hội.

Song song với đó, Gia Lâm sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, coi đây là nhiệm vụ quan trọng vì để người dân tiếp cận với chương trình OCOP thì phải linh hoạt, đa dạng dưới nhiều hình thức, nội dung. Phải giải thích cho họ các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới mà còn góp phần thúc đẩy tích cực việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tăng khả năng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 vào cuộc sống.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.