| Hotline: 0983.970.780

Sự xích lại gần nhau của các trường phái bóng đá

Thứ Sáu 30/03/2018 , 12:30 (GMT+7)

World Cup trước đây thường rất hấp dẫn vì sự khác biệt trường phái, nhưng nay ranh giới ấy bị xóa nhòa. Một phần xuất phát từ việc các học viện đào tạo trẻ trên thế giới đã đan xen giáo trình và lấy ý tưởng của nhau.

Kỷ luật trong phố nghèo

Người Brazil có cả một World Cup thu nhỏ để chọn lựa tài năng, giải đấu dành cho các favela (khu ổ chuột). Đó là nơi mà Ronaldinho hay Neymar đã đi những bước chân đầu tiên để trở thành ngôi sao. Vậy còn những đứa trẻ khác?

17-08-27_nh_nh_-_brzil
Bóng đá Anh chơi ngày càng kỹ thuật, còn Brazil ngày này rất chú trọng tới kỷ luật

Desportivo Brasil, một CLB khá vô danh trên bình diện thế giới, nhưng lại là hiện tượng ở xứ samba là câu trả lời chính xác nhất cho sự thay da đổi thịt ở Brazil. Đội hạng nhì của bang Sao Paulo là nơi đi đầu trong công cuộc thay sân cát bằng sân cỏ, bóng nhồi bít tất bằng bóng da xịn, và những kỹ năng đường phố như xâu kim, đá bóng đập tường được phế bỏ bởi kiến thức khoa học từ châu Âu. Năm CLB châu Âu, trong đó có Man Utd, thay phiên nhau cử một nhóm HLV sang Desportivo, 2 tuần 1 lần, để trực tiếp dạy dỗ lũ trẻ.

Mục tiêu của Desportivo không phải là trở thành một thế lực ở Brazil. Đơn giản, đó chỉ là cơ sở săn đầu người, tuyển chọn và xuất khẩu "măng non" cho thị trường châu Âu. Bất cứ đứa trẻ nào, chỉ cần được xác nhận là có năng khiếu, sẽ được theo học miễn phí. Chúng được học tập trung và tiếp cận với văn hóa bóng đá châu Âu ngay khi đặt chân xuống sân tập.

Một lớp thế hệ mới, chơi bóng theo tư duy và phong cách lục địa già, dần hình thành trong xã hội Brazil, rồi vươn lên đỉnh cao. Neymar, sản phẩm đặc trưng của bóng đá favela, trở thành thứ yếu bên cạnh những đồng đội đậm mùi “Âu hóa” như David Luiz, Thiago Silva, Casemiro, Paulinho, Fernandinho, Oscar, Willian hay Roberto Firmino. Tình hình trở nên trầm trọng vào World Cup 2014, khi đội bóng vàng xanh không tìm nổi một chân sút đẳng cấp nào đá trung phong, ngoài Fred, một tiền đạo được mô tả là chân gỗ, và kém xa đẳng cấp của Ronaldo “béo”, Adriano hay Romario.

Kinh tế Brazil phát triển kéo theo sự đi lên của các CLB, và bằng chứng là họ đã chú trọng hơn vào công tác đào trẻ. Kiểu đào tạo tự phát ở favela dần bị thay thế bởi những sân bóng khang trang. Sự ngẫu hứng nhường chỗ cho kỷ luật, và những ngón đòn cần 10 năm rèn giũa để tồn tại ở favela bị coi là “tiểu xảo”, “chơi xấu”, và không phù hợp cho bóng đá hiện đại. Tiềm năng bóng đá ở một nước như Brazil dường như là vô tận. Chính điều ấy khiến các triết lý, dù mâu thuẫn về tư tưởng, vẫn sống tốt và khỏe tại đất nước lớn nhất Nam Mỹ.
 

Kỹ thuật để tồn tại

Nếu như Nam Mỹ, mà tiêu biểu là Brazil, coi kỷ luật là sức mạnh và có những bước chuyển ở quy mô liên đoàn để bắt kịp xu thế toàn cầu, bên kia Đại Tây Dương, nước Anh lại đi theo chu trình ngược lại khi đặc biệt chú trọng đến khâu rèn kỹ thuật cho cầu thủ trẻ.

Southampton, nơi đóng góp nhiều tuyển thủ Anh bậc nhất trong nhiều năm qua như Theo Walcott, Alex Oxlade-Chamberlain, Luke Shaw, Calumm Chambers, Adam Lallana, Alan Shearer, là cái tên đi đầu. Nguồn tài chính eo hẹp và buộc phải sử dụng những tài năng dạng “cây nhà lá vườn” khiến CLB này phải đi tìm sự khác biệt giữa một Ngoại hạng Anh ngập tràn thể lực và lối chơi bóng dài. Những chú nhóc người Anh được Southampton đưa vào đào tạo từ rất sớm, khi mới ở tuổi đến trường, và thường phải trải qua chu trình đào tạo ít nhất 5 năm, trước khi có suất vào đội trẻ. Chúng được dạy nhiều thứ, nhưng quan trọng nhất là cách kiểm soát bóng và lối chơi thiên về kỹ thuật.

Để có thể tạo ra một tiền vệ trung tâm hoặc trung vệ đẳng cấp, người ta cần phải đo xương để xác định chiều cao tối đa khi trưởng thành, nhưng với các vị trí chạy cánh hoặc tấn công, việc làm ấy được Southampton bỏ qua. Họ chủ trương đào tạo càng nhiều càng tốt và tạo cơ hội tối đa cho những cầu thủ trẻ trổ tài ở đội một.

Ngoài Southampton, một lò đào tạo khác cũng thành công nhờ triết lý thiên về kỹ thuật là West Ham. Đội bóng thành London sản sinh ra Joe Cole, Michael Carrick, Jermain Defoe, những chuyên gia ảo thuật tại Ngoại hạng Anh. Ngay cả Rio Ferdinand, một trung vệ, cũng trở nên đặc biệt với cả nước Anh nhờ kỹ năng dùng chân điêu luyện. Tất cả đều nhờ các bài tập đối kháng năm người và xử lý bóng trong không gian hẹp của West Ham.

Xem thêm
'Hò kéo pháo' - Bài hát ra đời bên chiến hào

Sinh thời, trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Hoàng Vân đã kể lại hoàn cảnh ra đời ca khúc hát này.

Loạt phim chiếu rạp hè chất lượng trong năm 2024

Các bộ phim bom tấn Hollywood bắt đầu ra rạp, hứa hẹn tạo nên một mùa hè rực rỡ với nhiều kỳ vọng vào các cột mốc doanh thu ấn tượng.

HLV Kim Sang-sik gặp học trò cũ ở Bayern Munich trước khi sang Việt Nam

Trước ngày sang Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đã có cuộc hội ngộ với cậu học trò Kim Min Jae đang thi đấu ở Đức trong màu áo CLB Bayern Munich

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.