| Hotline: 0983.970.780

'Sức khỏe' của giới khoa học nông nghiệp: Bài 5 - Trần tình của một người trong chăn

Thứ Sáu 15/03/2019 , 09:15 (GMT+7)

Trước khi gặp chúng tôi, ông "mặc cả" rằng, nếu đăng ảnh, tên và chức danh đầy đủ thì ông sẽ phải trả lời kiểu khác còn nếu ẩn danh thì sẽ dốc tuột gan ruột mà nói. Và chúng tôi chọn phương án thứ hai…

Đóng góp vào thành tựu của nông nghiệp ngoài chủ trương, đường lối đúng đắn, cơ chế chính sách phù hợp, còn có sự cần cù, sáng tạo của nông dân, DN và không thể phủ nhận được vai trò của khoa học. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta trao đổi về những bất cập, tồn tại để khoa học nông nghiệp phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa.
 

Tính khả thi của các chiến lược khoa học? 

Tất cả hoạt động phải theo chiến lược. Hiện tại có nhiều chiến lược nghiên cứu được phê duyệt từ cấp quốc gia, cấp bộ đến từng đơn vị nghiên cứu, đào tạo. Tuy nhiên, dường như các chiến lược này nhiều khi còn được xây dựng hình thức.

16-52-29_dsc_4039
Thực tập ở Viện nghiên cứu Ngô

Do vậy, kế hoạch nghiên cứu, giải pháp tổ chức thực hiện, kể cả giải pháp về tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực cũng chưa bám sát theo chiến lược.

Nhà nước chủ trương tương đối rõ, ba động lực chính để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng là khoa học công nghệ, doanh nghiệp và chính sách, thể chế đi theo nó. Đầu tư cho khoa học công nghệ như hiện nay đã là cố gắng lớn so với “sức khỏe” của nền kinh tế.

Trong khoa học mà chỉ nghĩ đến đầu tư, kinh phí là hỏng. Cơ sở vật chất và kinh phí chỉ là điều kiện, còn con người mới là quyết định. Một người đi đúng thì có thể thay đổi cả một định hướng nghiên cứu, tạo thành đội ngũ xung quanh thậm chí thành xu hướng phát triển công nghệ riêng.

Nhưng bởi hệ thống nghiên cứu phức tạp, trùng chéo, đông đúc nên tiền chi cho những hoạt động không phải nghiên cứu chiếm tỷ lệ quá cao nhất là cho lương với biên chế khổng lồ và hoạt động bộ máy, đầu tư thiết bị, xây dựng cơ bản, sửa chữa...

Có cả sự trùng chéo về chức năng nhiệm vụ kể cả từ các bộ ngành. Làm sao để Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hoạt động như một đơn vị quản lý khoa học cấp chiến lược, chỉ làm công tác quản lý nhà nước về khoa học đó là: xây dựng chiến lược, kế hoạch; giám sát, đánh giá và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ. 

Bộ Khoa học và Công nghệ phải tạo thành hệ thống quản lý đồng bộ với các vụ khoa học của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ (các đại học quốc gia, viện hàn lâm khoa học) để công tác tư vấn chiến lược, giám sát đánh giá vừa sát thực tiễn, lại vừa tránh trùng lắp.

Ở các Bộ như trong Bộ NN-PTNT, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường cần tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN- PTNT các vấn đề về khoa học của cả ngành chứ không chỉ trong phạm vi của Bộ.

16-52-29_dsc_3981
Cấy lúa thí nghiệm

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 4 - Viện chỉ như một sân ga

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 3 - Chảy máu chất xám ở một Viện lẫy lừng

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 2 - Đời sống nhà khoa học chỉ hơn được mỗi nông dân

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 1 - Thủ tục, giấy tờ cao hơn ông chủ nhiệm đề tài

Sự trùng chéo còn thấy ở việc tổ chức chương trình nghiên cứu. Hiện tại, phần lớn các chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện, một số chương trình lại do các Bộ, ngành quản lý và thậm chí có chương trình lại do các đơn vị nghiên cứu quản lý như Đại học Quốc gia Hà Nội (Chương trình KHCN Tây Bắc); Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (Chương trình KHCN Tây Nam Bộ) và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Chương trình KHCN Tây Nguyên).

Các chương trình tổ chức tư vấn và thực hiện tương đối độc lập và thậm chí ngoài tầm quản lý của chính Bộ Khoa học và Công nghệ, do vậy việc tham gia của Bộ NN-PTNT vào một số chương trình có nội dung liên quan bị hạn chế.
 

Mỗi viện chỉ cần 1/3 quân số so với hiện nay

Chúng ta chọn con người không theo tiêu chí dẫn đầu về chuyên môn mà theo quá nhiều thứ ngoài lề, làm cho những người có năng lực thực sự có khi không được chọn.

Ta hay quan tâm đến đội ngũ lãnh đạo chứ ít quan tâm đến các trưởng bộ môn, phòng nghiên cứu, cán bộ khoa học đầu ngành.

Ở các nước tiên tiến, trưởng bộ môn, phòng nghiên cứu quyết định một định hướng nghiên cứu.

Hàng năm căn cứ theo nhu cầu của xã hội thì nhà nước sẽ đặt hàng, giao cho họ một lượng kinh phí, được toàn quyền đề xuất làm gì và làm như thế nào.

Nhà nước hoặc đơn vị quản lý lập hội đồng thẩm định xem thiết kế có đúng hay không trước khi thực hiện.

Căn cứ nhiệm vụ được giao họ có quyền mời ai để cộng tác theo hợp đồng. Bởi thế mà chọn được người phù hợp với nội dung định làm.

Phải giảm số lượng con người xuống, đổi cơ chế đi để ngân sách vẫn như thế nhưng số người giảm đi 3 lần thì lương tự nhiên tăng lên 3 lần.

Đừng đòi hỏi nhà nước tăng tiền cho nghiên cứu khoa học bởi điều đó là không khả thi vì hiện nay nhiều người không có nhiệm vụ vẫn nhận lương. Nếu chọn như cách nêu trên thì hết hợp đồng là hết việc, không còn đội ngũ ngồi lê đôi mách, viết đơn kiện cả ngày.

Mảng nghiên cứu cơ bản không thể bỏ được vì đó là nền tảng của mọi vấn đề. Khoa học, nhất là khoa học nông nghiệp có độ trễ nhất định nên cần định hướng nghiên cứu dài hạn và liên tục. Những vấn đề mà doanh nghiệp không làm vì không ra tiền thì nhà nước phải đầu tư như ngân hàng gen động thực vật, tài nguyên đất, nước, rừng, vi sinh vật…

Hoặc các vấn đề mang tính hệ thống, liên ngành như ÐBSCL, cả hệ thống đê ngăn lũ, chậm lũ khiến phù sa không vào nữa thì đất thay đổi ra sao, hệ sinh vật ra sao để canh tác, bón phân cho phù hợp...

Những nghiên cứu cơ bản như thế phải giữ nhưng giữ thế nào, ai làm? Những đơn vị được nhà nước chọn phải giữ ổn định chứ đừng để mỗi năm phải đi xin kinh phí. Phải giao cho họ các nhiệm vụ dài hạn. Tuy nhiên, nghiên cứu cơ bản trong nông nghiệp là nghiên cứu có định hướng nên cần những nhà tư duy chiến lược.

Mảng nghiên cứu ứng dụng, phải xem xã hội cần cái gì thì làm cái đấy, không cố định. Ví dụ, chúng ta có những viện nghiên cứu chuyên cây, con nhưng phạm vi tác động lại quá hạn hẹp do quy mô không lớn song lại có nhiều đối tượng đóng góp cho xuất khẩu hàng tỉ USD, diện tích vài trăm ngàn hecta lại không có đơn vị nào chịu trách nhiệm rõ ràng hoặc bị ghép vào các viện vùng như cà phê, hồ tiêu, điều, chè, thanh long, tôm, cá tra…

Nên hình thành các đơn vị nghiên cứu cho những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực hay có những vấn đề mà xã hội sử dụng rất nhiều như phân bón, thức ăn chăn nuôi, thủy sản… trị giá nhiều tỉ đô la.
 

Đổi mới phương thức tư vấn nhiệm vụ và chuyển giao công nghệ 

Nghiên cứu để ngăn kéo chỉ có 2 lý do, đặt bài không trúng hoặc sản phẩm chất lượng kém.

Do vậy, đặt bài đúng cần có nhóm tư vấn phù hợp gồm nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong tư vấn xây dựng nhiệm vụ, rất cần thông tin từ thị trường quốc tế vì nhiều nông sản của Việt Nam xuất khẩu trên 80-90%.

Do vậy, thông tin từ các tham tán thương mại và khoa học ở nước ngoài về xu hướng tiêu dùng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ mới… là rất cần thiết. Tôi cho rằng các tham tán trên chưa đóng góp được nhiều cho nông nghiệp.

Cơ chế đấu thầu dự án, đề tài như bây giờ có mặt được và không được. Những đơn vị ở xa không có kinh phí để đi về liên tục, sửa đi sửa lại hồ sơ tham gia đấu thầu.

16-52-29_dsc_4012
Bón phân cho lúa

Một yếu tố khách quan nữa là nhiều người làm chuyên môn suốt ngày trong phòng thí nghiệm hay đồng ruộng, chuồng trại, làm thật đấy nhưng khi viết thuyết minh lại không chuyên nghiệp, bị loại từ vòng thủ tục nên có trường hợp đơn vị mạnh về chuyên môn lại không trúng thầu, đơn vị năng lực thực hiện kém hơn nhưng viết hồ sơ tốt lại trúng thầu.

Do vậy, với nhiều nhiệm vụ cụ thể nên giao trực tiếp cho đơn vị có chức năng và năng lực thực sự, bởi họ có quá trình nghiên cứu dài hạn, nguồn lực, cơ sở vật chất, vật liệu sẽ tránh được lãng phí.

Để nhà khoa học toàn tâm, toàn ý vào nghiên cứu hãy làm sao có cơ chế để họ không vướng vào ma trận của thủ tục hành chính, hóa đơn, chứng từ, không phải tự mua hóa chất, tự trả tiền điện nước… mà cần gì sẽ có bộ phận dịch vụ cung cấp (như trước đây đã từng làm). 

Xin cảm ơn ông!

Làm sao để lương tăng? Phải thay đổi. Thay vì một viện có 150 người thì giảm đi, chỉ còn 30-50 người thôi. Các viện nghiên cứu của thế giới cũng chỉ khoảng như thế thậm chí xung quanh 20-25 người nhưng mỗi một người chịu trách nhiệm một định hướng, một nội dung của nghiên cứu, được lựa chọn để trở thành thủ lĩnh của lĩnh vực đó.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm