| Hotline: 0983.970.780

Syngenta cam kết dành 2 tỷ USD giải quyết biến đổi khí hậu

Thứ Năm 24/10/2019 , 08:28 (GMT+7)

Syngenta thông báo sẽ dành 2 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để giúp nông dân chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với những thách thức ngày càng tăng do thời tiết khắc nghiệt gây ra bởi biến đổi khí hậu.

* Syngenta sẽ giảm 50% lượng phát thải carbon trong hoạt động của mình, hỗ trợ cho tham vọng của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Khoản đầu tư này hỗ trợ mục tiêu bền vững mới của Syngenta là mỗi năm tạo ra ít nhất hai đột phá công nghệ cho thị trường, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm thiểu tác động lên biến đổi khí hậu, giảm thiểu khả năng gây hại và giúp hệ thống thực phẩm nằm trong giới hạn của hành tinh.

Ông Erik Fyrwald – Tổng giám đốc Syngenta toàn cầu cũng tuyên bố rằng khoản đầu tư này tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững, Syngenta sẽ nỗ lực giảm 50% lượng phát thải carbon trong các hoạt động của tập đoàn vào năm 2030 để hỗ trợ các mục tiêu đầy tham vọng của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Cam kết của Syngenta đã được xác nhận bởi sáng kiến ​​“Các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học (SBTi)”.

15-31-35_ong_j_erik_fyrwld_-_tong_gim_doc_syngent_ton_cu
Ông Erik Fyrwald – Tổng giám đốc Syngenta toàn cầu.

“Nông nghiệp hiện đang tiên phong trong những nỗ lực toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”, ông Fyrwald nói. Syngenta cam kết thúc đẩy các hoạt động sáng tạo của mình để tìm ra các giải pháp tốt hơn và an toàn hơn để giải quyết thách thức chung về biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

“Chúng tôi không nói suông mà có hành động thực tế để tập trung vào việc giúp nông dân giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Hai tỷ đô la sẽ được sử dụng hướng tới các chương trình với lợi ích khác biệt hoặc công nghệ đột phá giúp tạo ra những thay đổi đột phá trong nền nông nghiệp bền vững, như sử dụng đất, tăng cường sức khỏe của đất và quản lý dịch hại tổng hợp", Tổng giám đốc Syngenta cam kết.

Thông qua sự hợp tác lâu dài với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên, Syngenta đang phát triển các chiến lược để xác định và thử nghiệm các công nghệ mới nhằm mang lại lợi ích cho nông dân và đóng góp vào kết quả tích cực về môi trường. Sự hợp tác này dựa trên nỗ lực thúc đẩy sức khỏe của đất, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sống ở các vùng nông nghiệp lớn trên toàn thế giới.

Sally Jewell, Giám đốc điều hành của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên (TNC) cho biết: “Để đạt được sự bảo tồn ở quy mô lớn đòi hỏi phải có hành động mạnh mẽ từ khu vực tư nhân. Khi các doanh nghiệp ngày càng nhận ra những rủi ro của biến đổi khí hậu và lợi ích của sự bền vững, chúng tôi hoan nghênh cơ hội đóng góp khoa học và chuyên môn để giúp thay đổi các hoạt động kinh doanh. Đầu tư vào hoạt động sáng tạo của Syngenta là một bước quan trọng hướng tới một tương lai nơi con người và thiên nhiên phát triển hài hòa”.

15-31-35_slide1

Cynthia Cummis, Giám đốc bộ phận giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu của Khu vực Tư nhân tại Viện Tài nguyên Thế giới, một trong những đối tác sáng kiến ​​“Các mục tiêu dựa trên cơ sở Khoa học”, cho biết: "Chúng tôi chúc mừng Syngenta vì đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải khí cacrbon theo sáng kiến ​​“Các mục tiêu dựa trên Khoa học”. Lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bằng cách thiết lập các mục tiêu này, Syngenta đang đặt mình vào con đường phát triển vì tương lai.

Về Syngenta

Syngenta là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp giúp hàng triệu nông dân sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm cải thiện an ninh lương thực toàn cầu.

Bằng trình độ khoa học tiên tiến và các giải pháp cây trồng đột phá, 28.000 nhân viên trên hơn 90 quốc gia đang làm việc tận tâm để thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp trên toàn cầu. 

Syngenta cam kết bảo vệ thêm nhiều đất nông nghiệp khỏi tình trạng xói mòn, cải thiện độ đa dạng sinh học và tiếp sức cho cộng đồng nông thôn.

 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm