| Hotline: 0983.970.780

Tác giả Phan Hồng bây giờ là một nửa nông dân

Thứ Ba 02/04/2024 , 16:26 (GMT+7)

Tác giả Phan Hồng sau nhiều năm tận tụy nghề giáo đã tìm thấy niềm vui mới ‘tôi bây giờ là  một nửa nông dân’ trong tập ‘Thơ Hồng’ vừa xuất bản.

Tác giả Phan Hồng.

Tác giả Phan Hồng.

Tác giả Phan Hồng từng trực tiếp dạy học và từng đảm nhận vai trò quản lý giáo dục ở tỉnh Đắk Lắk. Tác giả Phan Hồng có một câu thơ viết về đồng nghiệp nữ lặng lẽ gieo chữ với sứ mệnh trồng người, chọn lựa cách sống “Biết hy sinh cả trong lời nói tiếng cười”. Phải là người biết thấu hiểu và sẻ chia, mới có được sự đúc kết đáng trân trọng như vậy.

Trong cuộc đời nhiều thương khó lắm âu lo, không mấy ai dễ dàng phơi bày hết sự thật trước mọi người. Thế nhưng, chẳng ai che giấu được mình trước thi ca. Khi đã viết xuống trang giấy những dòng chữ mang phong vị cá nhân, dù bâng quơ nhất, thì một người đã gián tiếp thực hiện bản tự bạch khá đầy đủ.

Tôi đọc thơ Phan Hồng và nhận ra ngay, ông là một nhà giáo nghỉ hưu. Bởi lẽ, chính ông đã tự thú tháng ngày của ông năm xưa “Trường trên đồi lộng gió/ Để vượt qua gian khó/ Vừa dạy, vừa cuốc cày” và tháng ngày của ông hiện tại “Tôi bây giờ là một nửa nông dân/ Quý chân thật, quý nghĩa tình và đất/ Còn nửa kia là phần của sách/ Còn nhớ tôi, mời bạn ghé chơi nhà”.

Mỗi tác giả đều có mục đích nhất định với văn chương. Với tác giả Phan Hồng, ông dùng thơ để kể lại đời mình, kể lại những số phận đã gặp, kể lại những con đường đã đi, kể lại những giấc mơ đã mất, kể lại những kỷ niệm đã qua. Vì vậy, cầm tập “Thơ Hồng” của Phan Hồng do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành, là bước vào một cuộc tâm tình, vừa ân cần vừa tha thiết.

Và không khó khăn gì để phát hiện, tác giả Phan Hồng đang đối thoại cùng tha nhân trong miên man hồi tưởng kia, là một con người từ tốn và khoan dung. Ông không có sở thích lớn giọng và hình như cũng không có thói quen lớn giọng. Ông cứ thủ thỉ “Không gian quạnh quẽ tiếng chim gầy/ Nắng nhạt nhòa trôi về phía núi” và ông cứ thì thầm “Thả hồn trong nắng ban mai/ Hay sương khói nhuộm chiều dài hoàng hôn”.

Tác giả Phan Hồng đã có điều kiện đặt chân đến nhiều vùng đất, trong nước và ngoài nước, nhưng hai xứ sở luôn thường trực đánh thức rung động của ông chính là quê hương tuổi nhỏ sinh thành Quảng Nam và quê hương thứ hai cưu mang Đắk Lắk.

Với nơi chôn nhau cắt rốn, Phan Hồng có một không gian riêng tư “Tấm phản của ngày tuổi nhỏ/ Nằm nghe dế gáy bên thềm” để được ngoảnh lại thổn thức “Bậc thềm xưa vẫn nguyên hình bóng Mẹ/ Và dáng ai trên lối nhỏ đi về/ Vẫn còn đó ngút ngàn bao kỷ niệm/ Dẫu suốt đời ta là kẻ xa quê”.

Với cao nguyên đất đỏ bazan, Phan Hồng tìm thấy vẻ đẹp rạo rực “Ngọn lửa bập bùng/ Chia ánh sáng lên từng khuôn mặt/ Chia hơi ấm lên từng vồng ngực”. Đặc biệt, màu hoa dã quỳ của Tây Nguyên có khả năng nuôi dưỡng một miền xao xuyến cho Phan Hồng, để ông bồi hồi “Dã quỳ/ Vẫn mang niềm vui đến/ Cho đời thôi quạnh hiu”.

Tập 'Thơ Hồng' của tác giả Phan Hồng.

Tập "Thơ Hồng" của tác giả Phan Hồng.

Trong thơ Phan Hồng, thỉnh thoảng có những hình ảnh rất lãng mạn, rất đắm đuối, kiểu như “Dòng sông trôi nghiêng về phía nắng”. Thế nhưng, đó không phải ưu điểm nổi trội của ông và cũng không phải sự sốt ruột sáng tạo của ông. Tác giả Phan Hồng chăm chú vào những điều giản dị mang hơi thở đời thường gần gũi. Cho nên, thơ Phan Hồng không quá bay bổng nhưng luôn khước từ những buồn bã và bi lụy. Đôi mắt đôn hậu của một nhà giáo đã dẫn đường cho vần điệu Phan Hồng chậm rãi và thong dong đồng hành bao nhiêu ấm lạnh nhân gian. Thơ ông như một lời động viên chân thành. Thơ ông như một lời chúc phúc nhẹ nhàng. Thơ ông như một lời gửi gắm tin cậy.

Tác giả Phan Hồng dõi theo một đám cưới diễn ra giữa cảnh thiên tai bằng niềm mong mỏi: “Lũ về ngập trắng đường quê/ Cũng không ngăn được em về làm dâu”. Tác giả Phan Hồng nghĩ về cố nhân lánh chốn thiên môn bằng nỗi ngậm ngùi: “Nẻo đời muôn vạn lối/ Bạn rẽ vào đường tu/ Ta đường trần nặng nợ/ Hẹn chi cõi xa mù?”.

Tác giả Phan Hồng không làm thơ để theo đuổi danh vọng. Thơ ông chuồi theo những cảm giác và những tâm trạng thúc hối ông giải bày thật tử tế, thật nghĩa tình. Thơ ông nói với đời mơ hồ để nói với mình cụ thể: “Xưa tìm trong trang sách/ Những chân trời mênh mông/ Giờ tìm trong trang sách/ Những trống vắng tâm hồn”.

Đọc thơ Phan Hồng, tôi thấy một bàn tay thân thiện vẫy chào trìu mến phía những triền dốc rực vàng màu hoa dã quỳ, mà nghe lòng bớt đi những đố kỵ và bon chen.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm