Cô Ng.T.A, 28 tuổi, muốn nâng mũi cao dáng Tây phương theo trào lưu. Cô được bác sĩ tư vấn nâng bằng silicone. Sau khi nâng mũi xong, dáng đẹp khiến cô vô cùng hài lòng.
Thế nhưng chỉ 6 tháng sau, sống mũi cứ gồ đậm lên, đầu mũi bống đỏ và da mỏng dần. Cảm giác đau nhức khó chịu ngày càng tăng khiến cô phải quay lại thẩm mỹ viện cầu cứu bác sĩ.
Oái oăm thay, trong lúc kiểm tra, đầu mũi bỗng bị căng bục, lòi miếng silicon trông trất hạt đáng sợ. Mặc dù được đưa vào bệnh viện cấp cứu và được tạo hình lại chiếc mũi cho “có vẻ bình thường” nhưng sự hãi hùng đeo bám cô nhiều năm sau đó. Và chiếc mũi không thể trông bình thường như ban đầu cang cách xa chữ “đẹp”.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Tạo hình Thẩm mỹ của Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM cho biết: TP.HCM có 1.500 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ thì chỉ có 200 cơ sở đạt tiêu chuẩn để được cấp phép hoạt động. Thị trường nguyên vật liệu nâng mũi thì phong phú và vô cùng bát nháo.
Phẫu thuật nâng mũi có 3 phương pháp: đặt sống mũi bằng sụn nhân tạo, nâng sống mũi bằng bọc sụn, và nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân (trên thị trường người ta hay gọi là bán cấu trúc hoặc siêu cấu trúc... thì cũng là một mà thôi).
Nâng mũi bằng đặt sụn nhân tạo (sillicon) được làm nhiều nhất tại các spa và tỷ lệ gây biến chứng cũng cao nhất. Nhiều người nghe các ca biến chứng do sillicon thì vội ồ lên cho rằng phương pháp nâng mũi thường biến chứng này diễn ra từ 50-60 năm trước sao giờ vẫn chọn thực hiện (?) Không. Biến chứng sillicon 5 thập kỷ trước là từ sillicon lỏng. Sillicon nhân tạo ngày nay đặc và mềm không khác gì sụn thật, được phép sử dụng trong kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ.
Các biến chứng nâng mũi sụn nhân tạo xảy ra phần lớn do tay nghề của người thực hiện tại các spa vốn không được đào tạo, và dĩ nhiên, cơ sở thực hiện không được cấp phép, phòng ốc, máy móc thực hiện không đảm bảo vô trùng.
Chỉ cần xem các quảng cáo trên facebook của các cơ sở, thậm chí là cơ sở khá đông khách, cũng đã thấy lộ rõ trình độ của “bác sĩ” nơi đây. Họ không phải là bác sĩ thẩm mỹ được đào tạo chính quy. Ví dụ, đeo găng tay phòng mổ để lòi đồng hồ, hở tay áo mổ... thậm chí đeo găng tay mổ mà còn bưng chuyển ghế ngồi... rất nhiều chi tiết sai, vi phạm nguyên tắc vô trùng mà nhiều người chơi facebook không hề biết.
Một số người nâng mũi bằng sụn nhân tạo thường có biến chứng là sống mũi căng bóng đỏ, thậm chí sụn chọc bung lủng đầu mũi. Đầu mũi là nơi tiếp xúc va chạm nhiều nhất, và những người có mũi nhiều khuyết như mũi hếch, mũi tẹt, mũi ngắn... thì khi nâng mũi sụn nhân tạo sẽ dễ bị biến chứng này. Để loại trừ nguy cơ biến chứng này, người ta nghĩ ra phương pháp bọc sụn tự thân cho phần đầu mũi. Phương pháp nâng mũi bọc sụn thường là sử dụng sụn tự thân (sụn của bản thân người được phẫu thuật). Đây là phương pháp an toàn, loại trừ nguy cơ bóng đỏ đầu mũi.
Trên thị trường người ta dùng rất nhiều thuật ngữ khác nhau để quảng cáo cho phương pháp nâng mũi thứ ba, nâng mũi cấu trúc. Người ta dùng rất nhiều cụm từ hoa mỹ để quảng cáo nhưng đã là nâng mũi cấu trúc thì cũng chỉ là chỉnh sửa xương vách ngăn và sụn mũi khi nâng mũi mà thôi.
Ví dụ, những người vách ngăn bị lệch, mũi bị hếch hoặc mũi thấp tẹt... thì được dung sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn...) đặt, khâu vách ngăn khi nâng mũi. Phương pháp chỉnh hình mũi khi vách ngăn bị vẹo (nhiều lý do vẹo vách ngăn nhưng không phải vách ngăn vẹo nào cũng cần phẫu thuật) sẽ được tái tạo lại xương vách ngăn, nâng cao vẻ đẹp của mũi được dài lâu.
Nhiều ca biến chứng của nâng mũi cấu trúc rất nặng nề khiến người ta nghi ngờ phương pháp này. Thực chất, các trường hợp biến chứng là từ cách thức lấy sụn. Nhiều nơi nói là ghép sụn tự thân nhưng lại lấy sụn nhân tạo đặt vô vách ngăn, một thời gian sau xảy ra biến chứng. Hoặc nhiều người nghe quảng bá nâng mũi cấu trúc với sụn hiến tặng.
Tại Việt Nam, sụn hiến tặng chưa được cấp phép sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Nguồn sụn hiến được mang từ nước ngoài về. Sụn hiến tặng yêu cầu bảo quản nguyên liệu này rất khắt khe, do vậy khi về thi trương Việt Nam thì giá thành rất cao. Cho đến nay, 95% nâng mũi cấu trúc biến chứng đều ở phần sụn đầu mũi.
Bác sĩ Tuấn cho biết, tôi không quên được 2 ca biến chứng nâng mũi cấu trúc, nhiễm trùng rất nặng. Nguyên nhân nhiễm trùng từ sụn đầu mũi, được nói là sụn hiến tặng nhưng mổ ra là sụn nhân tạo. Cả 2 ca đều được thực hiện ở cơ sở không được cấp phép hoạt động.