| Hotline: 0983.970.780

Tạm dừng việc bón thúc những diện tích lúa đã nhiễm đạo ôn

Thứ Tư 24/03/2021 , 15:37 (GMT+7)

Sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn Nghệ An cơ bản đúng tiến độ, tuy nhiên, thời gian tới phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề thời tiết và sâu bệnh.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) thăm và kiểm tra diện tích lúa xuân nhiễm đạo ôn tại tỉnh Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh. 

Lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) thăm và kiểm tra diện tích lúa xuân nhiễm đạo ôn tại tỉnh Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh. 

Sáng 24/3, Đoàn công tác của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã kiểm tra, đánh giá diễn tiến sản xuất vụ xuân tại Nghệ An, kết quả cho thấy nhiều nét tích cực.      

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy là 91.858ha/90.000ha (đạt 102%) diện tích lúa. Ngô đạt 16.522ha/17.500ha, ngoại trừ 2.900 ha bị đổ ngã do giông lốc vào ngày 21/3.

Hiện có khoảng 1.137ha diện tích lúa nhiễm đạo ôn lá, dù vậy chỉ 77ha nhiễm nặng cùng 4,2ha “cháy lá”. Cùng với đó, chuột gây hại phát sinh trên 782ha, tỷ lệ hại nơi cao 5 - 10%, cục bộ 30 - 40%, tình trạng này chủ yếu diễn ra tại TP. Vinh, Diễn Châu và Nghi Lộc.

Đối với cây ngô, khoảng 57,3ha thời kỳ 3 lá, xoáy nõn bị sâu keo mùa thu tấn công, tập trung phần lớn tại các huyện Nam Đàn, Yên Thành, Con Cuông. Ngoài ra, còn ghi nhận một số đối tượng khác như sâu cắn lá, bọ trĩ, sâu đục thân... nhưng cơ bản ở mức độ nhẹ.

Thông qua công tác dự báo, thời gian tới các đối tượng chính ốc bươu vàng, chuột… sẽ tiếp tục phát sinh. Cùng với đó, việc thời tiết ngày một ấm dần, xen kẽ là các đợt không khí lạnh tằng cường, kết hợp với thói quen “bón thúc” của số đông nông dân cũng được xem là điều kiện lý tưởng để đạo ôn lá gây hại trên diện rộng.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An khuyến cáo, những diện tích lúa đã nhiễm đạo ôn cần tạm dừng việc bón thúc, đồng thời giữ đủ nước trên ruộng và tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như Tricyclazole, Isoprothiolane, fenoxanil, Edifenphos + Isoprothiolane…

Quá trình phun trừ phải tuân thủ đúng liều lượng, trường hợp cần thiết có thể phun tiếp lần 2 sau 5 - 7 ngày. Khi ngừng bệnh mới chăm bón trở lại. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trên những ruộng bệnh.

Để giảm thiểu thiệt hại và nâng cao giá trị kinh tế, Nghệ An cần tính đến phương án chuyển đổi một số diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu. Ảnh: Việt Khánh.

Để giảm thiểu thiệt hại và nâng cao giá trị kinh tế, Nghệ An cần tính đến phương án chuyển đổi một số diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh, các đơn vị liên quan của ngành nông nghiệp Nghệ An phải tích cực theo dõi, bám sát diễn biến trên ruộng đồng nhằm tạo sự chủ động trong mọi tình huống, qua đó đảm bảo thắng lợi trọn vẹn vụ xuân 2021.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng đề cập phương án tiến tới chuyển đổi một số diện tích trồng màu, đơn cử như vùng bãi bồi tại huyện Thanh Chương sang trồng cây dược liệu để nâng cao giá trị kinh tế.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Bầu Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 21/12, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam (Hội Thú y Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.