| Hotline: 0983.970.780

Tằm 'tự đan' du nhập xứ Nghệ

Thứ Sáu 07/10/2016 , 09:35 (GMT+7)

Đến thời điểm tằm chín, thay vì cho tằm đóng kén để ươm tơ thì người nuôi “huấn luyện” cho tằm nhả tơ đan thành những tấm thảm trên sàn với kích thước theo đơn đặt hàng.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm xã Diễn Kim có từ rất lâu đời nhưng đến năm 1992 thì chững lại, đến năm 2012 mới có dấu hiệu phục hồi. Năm 2016, ông Nguyễn Văn Trường du nhập mô hình tằm tự đan đã mở ra hướng đi mới ở địa phương này.

Đầu năm 2016, ông Phan Văn Trường, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Diễn Kim (Diễn Châu, Nghệ An) ra huyện Mỹ Đức (Hà Nội) để tìm hiểu mô hình tằm tự đan của nghệ nhân Phan Thị Thuận. Lúc đầu còn hoài nghi nhưng sau một thời gian tiếp xúc, học hỏi, thấy mô hình có nhiều ưu việt, ông quyết áp dụng ở gia đình.

Thực chất, quy trình nuôi tằm tự đan giai đoạn đầu không có gì mới cho đến thời điểm tằm chín. Lúc này, thay vì cho tằm đóng kén để ươm tơ thì người nuôi “huấn luyện” cho tằm nhả tơ đan thành những tấm thảm trên sàn với kích thước theo đơn đặt hàng.

cong-don-uom-tm-theo-cch-nuoi-truyen-thong082831714
Công đoạn ươm tơ theo cách nuôi truyền thống
 

Quan trọng nhất vẫn là khâu kỹ thuật “huấn luyện” tằm đan thảm. Muốn sản phẩm tốt, trước hết yêu cầu tằm chín phải chất lượng. Sau khi con tằm chín đã thoát hết chất thải, tằm được rải đều trên sàn khuôn, trên khuôn được trải một tấm vải thanh bố và nhả tơ đan thảm trong ba ngày ba đêm liên tục.

Trong thời gian đó, người nuôi phải chú ý loại bỏ tằm xấu, thu nhặt tằm đã nhả hết tơ để cho hóa nhộng và “điều chỉnh đội hình” tằm trên sàn sao cho sợi tơ của thảm đan có độ dày đều nhau.

Mô hình tằm tự đan không những tiết kiệm được công lao động mà còn giải quyết vấn đề môi trường, nhất là hạn chế được không khí ô nhiễm từ các lò than ươm tơ.

nhung-nghe-si-tm-dng-tu-dn-to-2082832239
Những “nghệ sĩ” tằm đang tự đan tơ
 

Nếu trước đây, gia đình ông Trường thường xuyên thuê 2 - 3 lao động ươm tơ với tiền công 230 nghìn đồng/ngày/lao động thì hiện nay, hầu hết công việc trên đều do các lao động trong gia đình tự làm lấy nên giảm được chi phí. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi đầu tư nhà xưởng phải rộng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Theo ông Trường, 1 vòng trứng tằm nuôi sau 25 ngày sẽ đóng kén, thêm 1/2 ngày công lao động + than + điện để ươm tơ cho ra 1,4kg tơ và 4kg nhộng.

Theo cách nuôi mới, khi 19 ngày, tằm chín và cho tằm tự đan thì 3 ngày sau cũng cho ra 1,4kg tơ và 4,5kg nhộng. Nhờ tằm tự đan, chất lượng tơ cao nên giá tơ thành phẩm tăng thêm trên 200 nghìn đồng/kg, giá nhộng cũng cao hơn 20 nghìn đồng/kg so với phương pháp truyền thống. Tính chi ly, phương pháp nuôi mới này sẽ giúp nông dân tăng nguồn thu trên 700 nghìn đồng/vòng trứng tằm/lứa (lãi ròng tăng khoảng 15 - 20%).

Bà Bùi Thị Lệ, vợ ông Trường cho biết: “Nuôi tằm tự đan, giá tơ bán ra cao, sản phẩm làm ra đến đâu được Cty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức thu mua đến đó. Giá nhộng bán cao hơn giá nhộng theo cách nuôi truyền thống là 20 nghìn đồng/kg nhưng tươi ngon và nhiều hơn, không phải lo về đầu ra. Nuôi tằm theo phương pháp mới lợi đủ đường”.

thm-t-tm-tu-dn082831469
Thảm tơ tằm tự đan
 

Bằng phương pháp nuôi tằm tự đan, từ tháng 3/2016 đến thời điểm này, ông Trường đã sản xuất được trên 100kg thảm tằm đan với doanh thu trên 100 triệu đồng.

Ông Phạm Xuân Bang, Chủ tịch UBND xã Diễn Kim phấn khởi: “Diễn Kim có nhiều lợi thế như nguồn lao động dồi dào, diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn với 55 ha; người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng dâu nuôi tằm.

Từ khi có mô hình sản xuất tằm tự đan của ông Trường, đầu ra sản phẩm rộng, giá cao kéo theo sức nuôi của các hộ trong làng nghề tăng lên đáng kể. Tiềm năng phát triển mô hình tằm tự đan của xã Diễn Kim rất lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư lớn xây dựng nhà xưởng là vấn đề nan giải khiến mô hình chưa được mở rộng”.

Tằm tự đan là mô hình độc nhất vô nhị trên thế giới, do nghệ nhân Phan Thị Thuận, Giám đốc Cty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) trình làng vào năm 2010. Để cho ra đời mô hình này, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã dồn hết tâm sức, tâm huyết nghiên cứu. Giai đoạn cuối cho ra mô hình, bà đã tập trung trong vòng một năm với 8 lứa tằm thử nghiệm. Mô hình đạt danh hiệu sản phẩm tiêu biểu 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Huy chương Vàng Hội chợ quốc tế 2005.

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.