| Hotline: 0983.970.780

Tan hoang những cánh rừng nguyên sinh Xuân Lẹ

Thứ Hai 17/04/2017 , 14:30 (GMT+7)

Thời kỳ rầm rộ nhất, dân tứ xứ đổ về Xuân Lẹ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) như trẩy hội, khắp miền heo hút đại ngàn bỗng chốc trở nên ồn ào, huyên náo lạ thường.

Hành trình đi tìm giấc mơ đổi đời của các phu đá kéo dài suốt từ tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác đã biến những cánh rừng nguyên sinh màu mỡ trở nên xác xơ, tiêu điều.
 

Gian nan đối phó lâm tặc

Cách trụ sở UBND xã Xuân Lẹ chỉ vài km nhưng chúng tôi phải đánh vật trên “con ngựa sắt” ngót một giờ đồng hồ mới đặt chân được đến địa phận suối làng Vèn, đoạn chảy qua thôn Liên Sơn, nơi khởi điểm của tình trạng phá rừng.

11-51-00_1
Tại khu vực suối làng Vèn có khá nhiều gỗ được lâm tặc cất giấu

Tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra, chúng tôi không khỏi hoang mang trước thực trạng bất ổn an ninh rừng nơi đây, công khai có, lén lút có, tựu chung là muôn hình vạn trạng cách thức.

Tìm kiếm dọc 2 bên mép suối, phát hiện thấy khá nhiều thân gỗ tròn, gỗ xẻ kích thước tương đối lớn được các đối tượng “lâm tặc” mượn sức nước kéo về, một số tấm nằm lộ thiên trên bề mặt, nhiều tấm khác được ngụy trang khéo léo bằng cách phủ cỏ cây lên trên, nhìn thoáng qua rất khó nhận biết.

Sau hàng giờ kiên trì băng rừng, lội suối, dấu vết tàn phá rừng dần hiện rõ trước mắt. Để tiện bề vận chuyển gỗ đến điểm tập kết, các đối tượng đã chủ động đào hàng loạt rãnh sâu chi chít khắp tuyến đường.

11-51-00_3
Trong những cánh rừng nguyên sinh, có những thân gỗ lớn, dài trên dưới 20m bị đốn hạ

Thủ đoạn chúng thường dùng là cột gỗ vào ách trâu, phòng khi bị lực lượng chức năng phát hiện là lập tức tháo ách rồi cả người lẫn trâu chạy tuốt vào rừng, thành thử khi bị tịch thu thì số lâm sản trên nghiễm nhiêm trở thành gỗ vô chủ.

Ghi nhận thực tế cho thấy, bắt đầu từ địa phận thác thiêng Trai Gái đến khu vực thác Xà Pạc, địa điểm giáp ranh với xã Thông Thụ (huyện Quế Phong, Nghệ An) diễn biến tình hình rất phức tạp. Các đối tượng “lâm tặc” hết sức ranh ma, xảo quyệt, thay vì chặt phá ồ ạt và khai thác ở một vị trí như trước đây, giờ chúng chia thành nhiều điểm lẻ nhằm tránh bị phát giác. Đốn hạ xong, chúng lặng lẽ rút ra ngoài nghe ngóng động tĩnh, khi thấy tình hình yên ổn mới quay lại triển khai bước tiếp theo.

11-51-00_4
Ảnh: Việt Khánh

Trong phạm vi bán kính khoảng 2km, nhiều thân cây lớn, nhỏ đủ mọi kích cỡ bị đốn phăng không thương tiếc. Hàng loạt cây khai thác từ lâu đã xuất hiện dấu hiệu mục nát, ngược lại có những cây kích thước một vòng tay người ôm không xuể, dài trên dưới hai chục mét hiện vẫn nằm chỏng chơ giữa chốn rừng già.
 

Ăn của rừng rưng rưng nước mắt

Giai đoạn từ 2007 - 2014, cơn sốt “đá quý” như một cơn lốc tràn qua Xuân Lẹ, khắp miền heo hút đại ngàn bỗng chốc trở nên ồn ào, huyên náo lạ thường.

Hành trình đi tìm giấc mơ đổi đời của các phu đá kéo dài suốt từ tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác đã biến những cánh rừng nguyên sinh màu mỡ, căng tràn nhựa sống trở nên xác xơ, tiêu điều.

Để ngăn chặn tình trạng chảy máu rừng đang diễn ra từng ngày từng giờ, cấp ủy, chính quyền huyện Thường Xuân và xã Xuân Lẹ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cùng phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét gắt gao.

Tuy nhiên, dường như mọi cố gắng chỉ như muối bỏ bể, tình hình chỉ tạm lắng xuống một thời gian rồi đâu lại vào đấy, các đối tượng khai thác trái phép vẫn bất chấp, ngày đêm thi nhau “đục khoét” tài nguyên rừng. Dường như những ký ức đau thương đã sớm lùi sâu vào dĩ vãng, với họ đơn giản còn rừng là còn hi vọng, còn níu kéo, còn đánh đổi.

11-51-00_5
Một hầm đá đã được khai thác

Sắm vai tốp thợ săn phong lan rừng, sau nửa ngày trời miệt mài len lỏi, luồn lách khắp những cánh rừng đại ngàn, rốt cuộc chúng tôi cũng tìm thấy những tàn tích mà các phu đá bỏ lại. Đó là những hố sâu thăm thẳm được đục khoét bằng mọi hình thức, nhiều mỏ đào theo phương thẳng đứng, lại có những mỏ đào kiểu hàm ếch, càng vào sâu diện tích càng hẹp dần như thắt cổ chai.

Tất cả đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công thô sơ, đào đến đâu chuyển đất lên đến đấy, tuyệt nhiên không làm xà lan chống đỡ, vì thế việc sập hầm xảy ra như cơm bữa. Ở đây, lằn ranh giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong tích tắc.

Một viên đá xanh hình lục lăng, trong suốt, không trầy xước, dài ngang đốt ngón tay được chào mua 500 triệu đồng ngay tại bãi. Giá trị cao chót vót nhưng đổi lại là hàng loạt hiểm nguy luôn rình rập. Thống kê sơ bộ, đến thời điểm việc khai thác đá quý trái phép tại xã Xuân Lẹ đã có đến 7 trường hợp tử vong, trong đó đau thương nhất là vụ sập hầm khiến 3 phu đá ở xã Vạn Xuân mất mạng vào tháng 2/2015.

Tại đồi thôn Liên Sơn, cách vị trí thác Xà Pạc không quá xa, chúng tôi bắt gặp một nhóm thợ gồm 4 người đang hì hục đào bới.

Sau một hồi bắt chuyện, “phu đá” C. B. T, trú tại thôn Na Mén, xã Vạn Xuân, Thường Xuân thật thà thuật lại vanh vách những câu chuyện thâm cung bí sử của nghề “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”:

“Nghề này hên xui lắm, ông trời cho thì được hưởng mà lấy đi thì đành chịu.

Nhiều lúc ròng rã cả tháng trời chẳng được tấm miếng gì, nhưng chỉ cần một chút may mắn đào được đá xanh quý hiếm thì chí ít cũng có nửa tỷ bạc trong tay”.

Ông T tiết lộ thêm, mỗi lán trại thường có từ 3 đến 5 thành viên, đa phần là anh em, họ hàng, những người có thể tin cậy và đặc biệt là phải có sức khỏe tốt, đáp ứng được khối lượng công việc nặng nhọc.

Trước khi xuất phát, các thành viên trong đội phải chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, dụng cụ thiết yếu để ăn chực nằm chờ trong vòng một tuần đến 10 ngày, có khi kéo dài nửa tháng.

Khu vực đồi Tỷ, đỉnh cao nhất của xã Xuân Lẹ là địa điểm hút dân đào đá xanh thường xuyên lui tới. Lúc cao điểm, hàng trăm con người tứ xứ tay xách nách mang, cơm đùm cơm nắm đổ về thi nhau “quần thảo”, cật lực xới tung từng mét vuông đất, cả cánh rừng già lúc đó không khác gì một bãi chiến trường.

Phu đá C. B. T.

Thế nhưng “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, mỗi khi nghĩ đến việc những kẻ xấu mệnh vĩnh viễn bỏ mạng tại chốn rừng thiêng nước độc, các phu đá vẫn không khỏi rùng mình, một cảm giác ớn lạnh chạy dọc thắt lưng…
 

Chính quyền không hay biết?

Hỏi về tình hình trên địa bàn, ông Hoàng Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ, cho hay: “Triển khai công tác QLBVR, đầu năm 2017 địa phương đã thành lập một tổ chốt tiến hành kiểm tra, rà soát hàng ngày, cuối tuần đều tổng hợp, báo cáo chi tiết. Hiện nay trên địa bàn không có điểm nóng về rừng, nhân dân sinh hoạt, canh tác sản xuất ổn định”.

Cũng theo lời ông Lưu, tình trạng khai thác gỗ trái phép trước đây có xảy ra, đặc biệt là năm 2015. Sau khi giao đất, khoán rừng cho dân bảo vệ, đến nay tình hình đã được khắc phục triệt để. Về vấn đề khai thác đá quý, không chỉ người dân bản địa mà nhiều trường hợp khác từ xã Vạn Xuân (huyện Thường Xuân), Bái Thượng (huyện Thọ Xuân), huyện Như Xuân, tỉnh Nghệ An cũng tham gia, tuy nhiên việc này cơ bản đã chấm dứt từ năm 2014.

Hình ảnh một nhóm người đang tìm kiếm đá xanh

Khi chúng tôi thông báo đã trực tiếp vào hiện trường xác minh và có đủ cơ sở khẳng định tình trạng an ninh rừng tại Xuân Lẹ còn nhiều bất ổn, lúc này ông Lưu mới nói: “Tất nhiên vẫn còn xảy ra nhưng tình hình đã có nhiều chuyển biển”.

Cũng tại thời điểm nói trên, trong khuân viên trụ sở ủy ban có rất nhiều tấm gỗ xẻ vuông vắn được đặt chồng lên nhau. Ban đầu, ông Lưu cho rằng tất cả là gỗ tạp, không có nhiều giá trị được dùng để gia cố lại cơ sở hạ tầng làm việc. Thế nhưng, khi chúng tôi đưa ra những lập luận xác đáng, vị Chủ tịch xã lại lập tức chống chế: “Đây là gỗ vô chủ do các đối tượng lâm tặc bỏ lại, gồm tổng cộng 12 tấm, trong đó có 2 tấm gỗ sến, 3 tấm gỗ táu”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thăng Long, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thường Xuân cũng thừa nhận, diễn biến rừng ở xã Xuân Lẹ chưa ổn định.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm