| Hotline: 0983.970.780

Tân Kỳ trồng keo nguyên liệu

Thứ Hai 21/10/2013 , 12:24 (GMT+7)

Đến nay huyện Tân Kỳ (Nghệ An) có hơn 300 mô hình trồng rừng kết hợp SX, chăn nuôi cho thu nhập trên 100 triệu đ/năm.

Là địa phương miền núi có tổng diện tích hơn 38.000 ha đất lâm nghiệp nên việc phát triển kinh tế vườn rừng được chú trọng, đến nay huyện Tân Kỳ (Nghệ An) có hơn 300 mô hình trồng rừng kết hợp SX, chăn nuôi cho thu nhập trên 100 triệu đ/năm.

Keo được xác định là cây trồng chủ lực ở xã Nghĩa Bình. Đến nay toàn xã đã trồng được hơn 800 ha keo, chiếm 30% quỹ đất. Trung bình mỗi năm toàn xã khai thác trên 100 ha keo, cho thu nhập không dưới 50 triệu đ/ha. Tính riêng năm 2011, cây keo đem lại nguồn thu cho xã gần 5 tỷ đồng, giúp 30 hộ dân thoát nghèo, số hộ khá, hộ giàu không ngừng tăng lên.


Rừng keo ở Tân Kỳ

Gia đình anh Đặng Xuân Hùng ở xóm Tân Thọ, xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ) khi chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dù lao động vất vả vẫn không thể thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Phải đến năm 2006, khi anh mạnh dạn nhận khoán 5 ha đất đồi núi để trồng rừng thì mới có những chuyển biến.

Từ vùng đất hoang vu, lau lách mọc um tùm, đất cằn sỏi đá nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, vợ chồng anh Hùng đã cải tạo, phủ xanh bằng cây keo nguyên liệu. Sau 5 năm bám đất bám rừng, giờ đây gia đình anh đang gặt hái thành quả, cây keo đã đến kỳ cho khai thác, đem về nguồn thu gần 300 triệu đ/năm.

Dọc theo đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận xã Nghĩa Dũng, đâu đâu cũng bắt gặp màu xanh bạt ngàn của keo. Có được thành công như ngày hôm nay nhờ chính quyền xã thông qua các chương trình dự án hỗ trợ phát triển rừng, khuyến khích nhân dân nhận đất khoán để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Trên địa bàn xã có hàng trăm hộ tham gia trồng keo nguyên liệu kết hợp các loại cây trồng ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cho thu nhập ổn định. 19 trang trại phát triển kinh tế theo mô hình VACR...

“Xã Nghĩa Dũng có hơn 5.600 ha đất tự nhiên, trong đó có gần 4.000 ha đất lâm nghiệp, diện tích rừng SX là 2.700 ha, chủ yếu là cây keo nguyên liệu. Người dân đã biết kết hợp vườn rừng với chăn nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo”, bà Nguyễn Thị An, Phó bí thư Đảng uỷ xã Nghĩa Dũng khẳng định.

Vườn rừng phát triển nhanh kéo theo nhu cầu về giống tăng lên. Năm 2006, xã Tân Hương quyết định thành lập HTX lâm nghiệp với 27 hội viên chuyên SX cây giống để đáp ứng nhu cầu đầu vào cho người trồng rừng. Hiệu quả thấy rõ, 100% hội viên HTX nhờ làm giống đã không còn đói nghèo, tỷ lệ hộ khá, hộ giàu chiếm trên 70%. 

Điển hình là hộ anh Phạm Công Lịch ở xóm 6. Trên diện tích 4 sào đất vườn, anh ươm giống từ năm 2003, thu nhập rất ổn định. Anh nhận thấy không có cây gì mang lại thành công hơn cây keo ở vùng đất này.

Đến nay huyện Tân Kỳ đã trồng khoảng 13.000 ha rừng nguyên liệu, trong đó cây keo là chủ lực. Mở rộng diện tích rừng nguyên liệu không chỉ nâng cao mức thu nhập mà còn góp phần tích cực nâng độ che phủ của rừng nhằm chống xói mòn, điều hòa nguồn nước, cải tạo môi trường sinh thái...

Ông Phạm Văn Hóa, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ khẳng định: Trước mắt huyện tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn người dân phát triển rừng nguyên liệu. Từ nay đến năm 2015 toàn huyện sẽ trồng mới 7.000 ha, nâng tổng diện tích rừng nguyên liệu lên 20.000 ha.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.