| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Thứ Năm 30/09/2021 , 18:42 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị các cơ sở chăn nuôi tập trung đạt những chứng nhận, như tiêu chuẩn VietGAHP, hay cơ sở an toàn dịch bệnh.

Ngày 30/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hội Chăn nuôi Việt Nam và 13 tỉnh, thành phố tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề "Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn có chứng nhận".

Diễn đàn nhằm tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, bàn giải đáp các vướng mắc, rào cản kỹ thuật, hình thành các liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, cũng như đạt nhiều chứng chỉ chăn nuôi trong thời gian tới.

TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Bảo Thắng.

TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Bảo Thắng.

Sau 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi từ 2008 - 2018, ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 5 - 6%/năm. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2018 - 2020, do dịch bệnh trên động vật và nhiều ảnh hưởng từ thị trường thế giới, đàn gia súc sụt giảm trên cả đàn trâu lẫn đàn lợn.

Cụ thể, năm 2018, tổng số trâu cả nước là hơn 2,42 triệu con, đến năm 2020 giảm còn hơn 2,33 triệu con. Đàn lợn từ khoảng 28,15 triệu con, giảm còn 22,03 triệu triệu con.

Hòa chung sự phát triển của ngành chăn nuôi, hệ thống khuyến nông đã triển khai khoảng 80 dự án chăn nuôi, được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong 10 năm từ 2011 - 2021. Các mô hình, dự án chăn nuôi an toàn sinh học đều không xảy ra dịch bệnh. Tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất bán đạt tỷ lệ từ 94 - 96%.

Cũng trong thời gian này, nhiều mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo VietGAHP ra đời. Các mô hình được triển khai rộng khắp tại nhiều tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc... Đặt tiêu chí, gắn liên kết với tiêu thụ sản phẩm, hàng chục hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết trong hai năm từ 2018 - 2020.

Tiếp nối những thành quả ấy, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đẩy mạnh các hướng phát triển nâng cao như mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Song song với đó, Trung tâm tổ chức trung bình mỗi năm 10 - 12 lớp tập huấn ToT, hàng năm tổ chức từ 3 - 5 diễn đàn khuyến nông chăn nuôi, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế.

Nuôi gà công nghiệp tại trang trại. Ảnh: TL.

Nuôi gà công nghiệp tại trang trại. Ảnh: TL.

Tại diễn đàn, TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc đánh giá: "Ngành chăn nuôi đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngành chăn nuôi đang từng bước chuyển dịch theo hướng trang trại, tập trung chuyên nghiệp và công nghiệp hơn, giúp quy mô đàn, năng suất và sản lượng sản phẩm tiếp tục tăng trưởng".

Theo bà Hạnh, phương thức chăn nuôi trên cả nước đã có những thay đổi tích cực, hình thành chuỗi liên kết có hiệu quả trong sản xuất. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân từ 4-5%/năm, giá trị gia tăng bình quân từ 3,5 - 4,5%/năm.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường đều có xu hướng tăng.

Thông qua diễn đàn, bà Hạnh đề nghị các đơn vị tập trung thực hiện, nhằm đạt những chứng nhận như: tiêu chuẩn VietGAHP, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. "Thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sản xuất chăn nuôi đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm 2021 và các năm tiếp theo", bà nhấn mạnh.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Tiền Giang giảm thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng nhờ cắt vụ, chuyển đổi cây trồng

Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía đông giúp tránh thiệt hại do thiên tai như hạn, mặn 3.000 tỷ đồng.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất