| Hotline: 0983.970.780

Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Thứ Hai 27/09/2021 , 07:15 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu chuồng trại, đệm lót sinh học, thức ăn...

Thực hiện Đề án số 6060/ĐA-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về Khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị vừa triển khai cấp giống mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất (tiêu thụ sản phẩm), đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Các mô hình sẽ được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ảnh: PVT.

Các mô hình sẽ được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ảnh: PVT.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường được triển khai trên địa bàn các (huyện/thị xã/thành phố) tỉnh Quảng Trị, gồm 7 điểm vùng đồng bằng và 2 điểm vùng miền núi huyện Đakrông và Hướng Hóa.

Tại mỗi điểm vùng đồng bằng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thả nuôi 42 con lợn, và mỗi điểm vùng núi là 30 con lợn. Đây là giống lợn ngoại từ tổ hợp lai 3 máu (Landrace x Yorrshire) x Duroc có năng suất chất lượng cao, được nuôi phổ biến và rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện cho các hộ dân vùng đồng bằng và 70% kinh phí cho các hộ dân vùng miền núi, áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.

Mô hình cũng sẽ là giúp người chăn nuôi trong vùng tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm phát triển chăn nuôi an toàn sinh học tại địa phương. Ảnh: PVT.

Mô hình cũng sẽ là giúp người chăn nuôi trong vùng tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm phát triển chăn nuôi an toàn sinh học tại địa phương. Ảnh: PVT.

Các hộ tham gia thực hiện mô hình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu cải tạo làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh.

Thông qua việc triển khai mô hình, nhằm giúp quản lý tốt dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch góp phần khôi phục sản xuất, phục vụ việc tái đàn lợn sau thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi cũng như nhu cầu thực phẩm của người dân trên địa bàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Đây cũng sẽ là các điểm làm cơ sở tham quan, học tập nhân rộng mô hình, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập. Từ đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.