| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường chỉ đạo bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân

Thứ Năm 10/02/2022 , 14:50 (GMT+7)

QUẢNG NAM Ngành chức năng địa phương cần theo dõi tình hình sản xuất, thời tiết cũng như sự phát sinh của các sinh vật gây hại trên cây trồng để xử lý kịp thời.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp với ngành chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng. Ảnh: A.T.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp với ngành chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng. Ảnh: A.T.

Vừa qua, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cùng với Sở NN-PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam đã có buổi kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trên các trà lúa và một số loại cây trồng chính của địa phương trong vụ sản xuất Đông Xuân 2021 - 2022.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã xuống giống 41.500 ha lúa Đông Xuân, gần 3.500 ha ngô, hơn 7.100 ha lạc, gần 3.800 ha sắn và khoảng gần 4.750ha rau, đậu các loại.

Qua buổi kiểm tra, các đơn vị chức năng xác định, trên cây lúa, chuột hại giống gieo và lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng với diện tích nhiễm 100 ha, tỷ lệ hại 5-10%.

Trên cây sắn, bệnh khảm lá tiếp tục gây hại trên cây sắn trồng mới - phát triển thân lá tại Quế Sơn; Trên cây rau màu, bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên rau đậu các loại giai đoạn cây con; Sâu keo mùa thu, sâu xám… hại rải rác trên cây ngô.

Bệnh Khảm lá tiếp tục gây hại trên cây sắn trồng mới ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Ảnh: A.T.

Bệnh Khảm lá tiếp tục gây hại trên cây sắn trồng mới ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Ảnh: A.T.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cho biết, từ trước Tết Nguyên đán, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn về việc chủ động phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng, đảm bảo an toàn cho sản xuất trước trong và sau tết.

Sau dịp Tết Nguyên đán, hiện nay cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường, tình hình sâu bệnh có mật số và tỷ lệ hại thấp. Thời gian đến nông dân tiếp tục xuống giống các loại cây trồng trên diện tích còn lại. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian đến, người dân cần chú ý đến các đối tượng có khả năng phát sinh gia tăng gây hại như: Chuột, bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng…

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhìn chung cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường. Ảnh: A.T.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhìn chung cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường. Ảnh: A.T.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất thực tế ở địa phương (thời vụ, cơ cấu giống) và các tác động bất lợi của thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

“Cần nắm chắc diễn biến và sự phát sinh của các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động trong chỉ đạo bảo vệ sản xuất; tham mưu và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương nhằm tuyên truyền và hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại”, ông Tuấn nói.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất