| Hotline: 0983.970.780

Tăng sức chống rét cho lúa xuân

Chủ Nhật 12/02/2012 , 08:39 (GMT+7)

Để lúa cấy, lúa sạ không bị chết rét, sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao, người trồng lúa cần quan tâm một số vấn đề kỹ thuật sau:

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, vụ lúa xuân 2012 ở các tỉnh phía Bắc thời vụ cấy và gieo sạ trong tháng 2, đầu tháng 3 thời tiết sẽ rét đậm, rét hại kéo dài. Nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý, lúa từ lúc cấy đến hồi xanh, lúa sạ từ giai đoạn gieo đến 3 lá có thể bị chết rét làm giảm mật độ cây, ảnh hưởng tới năng suất cuối vụ.

Để lúa cấy, lúa sạ không bị chết rét, sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao, người trồng lúa cần quan tâm một số vấn đề kỹ thuật sau:

Chọn ruộng phù hợp để gieo sạ: Chọn những chân ruộng chủ động nước, tương đối bằng phẳng để sạ. Ruộng đất cát, tưới tiêu nước không chủ động, độ dốc bề mặt lớn nên cấy, không nên gieo sạ.

Tốt nhất dùng phương pháp sạ hàng bằng máy kéo tay thủ công để gieo sạ. Ưu điểm nổi trội của sạ hàng bằng máy kéo tay thủ công là ruộng lúa thông thoáng, tiết kiệm được lượng hạt giống, năng suất lao động cao so với gieo vãi hoặc gieo sạ hàng thủ công.

Bón lót sâu vôi bột, nhiều phân chuồng, bón cân đối thành phần dinh dưỡng NPK: Sử dụng 18- 25kg vôi bột/sào Bắc bộ 360 m2 (bón trước cấy từ 7- 30 ngày), bón 3- 5 tạ phân chuồng hoai mục + 15- 25 kg supe lân + 3- 5kg urê + 2-3 kg kali clorua rải đều mặt ruộng trước khi làm đất cấy. Với lúa gieo sạ, cày bừa nhuyễn phân với đất, trang phẳng mặt ruộng như dược mạ, tạo các rãnh nhỏ xung quanh và giữa ruộng để thoát nước được thuận lợi. Ruộng lúa cấy nếu không chủ động nước không nên bón lót đạm.

Mở nilon cho mạ trước cấy 1- 2 ngày giúp mạ làm quen với môi trường bên ngoài, khi cấy hạn chế lúa bị “sốc” nhiệt độ. Phun cho mạ trước khi cấy 1- 3 ngày, lúa sạ 3- 4 lá, lúa đẻ nhánh rộ. Một trong các loại phân bón lá tăng khả năng chống rét, kích thích ra rễ nhiều, đẻ nhánh mạnh như ET; GAP; Vườn sinh thái…

Ngày cấy và ngày gieo sạ phải có nhiệt độ trung bình ngày > 15 độ C (nhiệt độ trung bình ngày = nhiệt độ cao nhất + nhiệt độ thấp nhất trong ngày chia đôi).

Điều tiết nước để giữ ấm cho lúa cấy, lúa sạ: Lúa sạ từ gieo đến 3- 4 lá thật tưới ẩm đến độ ẩm bão hoà (mặt ruộng không có nước, nhẵm mềm chân). Lúa mới cấy đến sau cấy 30 ngày và lúa sạ giai đoạn 5 lá đến 40 ngày sau sạ cho nước ngập 3- 5 cm để thúc đẻ và chống rét cho lúa.

Hợp chất sinh học ET trong thành phần có nhiều chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: Các Acide amin 0,6%, chất kích sinh trưởng Ga3 hàm lượng 0,4%, các nguyên tố vi lượng Bo 0,3%, Mo 0,07%, Cu 0,02%; đặc biệt có nguyên tố kẽm Zn 0,04% chống bệnh vàng lá hiệu quả, sử dụng ET sẽ có nhiều tác dụng với cây lúa: Chống rét tốt, siêu cứng cây, siêu ra rễ, đẻ nhánh đều, bông trỗ thoát nhanh, tăng khả năng chống các bệnh ngộ độc chất hữu cơ, bệnh virus hại lúa, hạn chế các bệnh nấm đạo ôn, khô vằn, đen lép hạt hại lúa…

 Thực tế hợp chất sinh học ET đã được nhiều bà con nông dân các tỉnh phía Bắc sử dụng và tin tưởng trong vụ lúa xuân các năm gần đây.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.