| Hotline: 0983.970.780

Tạo chuỗi giá trị yến sào Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Thứ Ba 08/12/2020 , 17:05 (GMT+7)

Liên kết chuỗi giá trị yến sào Việt Nam từ xây dựng nhà yến uy tín đến thu hoạch, chế biến, đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Liên kết tạo chuỗi giá trị bền vững

ThS Đỗ Tú Quân, Chi hội trưởng Chi Hội nhà yến Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: “Để xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam lớn mạnh, đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế, xâm nhập thị trường lớn nhất là Trung Quốc và các thị trường cao cấp khác, việc tập hợp nguồn lực từ xã hội, xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị yến sào Việt Nam là rất cần thiết”.

ThS Đỗ Tú Quân (hàng đầu, bìa trái), Chi hội trưởng Chi Hội nhà yến Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tham dự diễn đàn 'Phát triển bền vững ngành yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam' tổ chức mới đây tại Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

ThS Đỗ Tú Quân (hàng đầu, bìa trái), Chi hội trưởng Chi Hội nhà yến Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tham dự diễn đàn “Phát triển bền vững ngành yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam” tổ chức mới đây tại Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ThS Đỗ Tú Quân, sản lượng tổ yến toàn cầu năm 2010 là 1.514 tấn, bình quân mỗi năm tăng trưởng khoảng 22%, năm 2018 sản lượng tăng lên hơn 2.000 tấn. Trong đó, riêng sản lượng yến Indonesia là khoảng 1.600 tấn… Ngành yến Việt Nam mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2010, với sản lượng chiếm khoảng 3% sản lượng tổ yến toàn cầu.

Hầu hết các chủ nhà yến Việt Nam tự thu hoạch tổ yến, tự sơ chế tại nhà và bán nhỏ lẻ khi thương lái thu mua yến nguyên liệu với giá thấp. Dẫn đến Việt Nam có nhiều thương hiệu yến sào nhưng chất lượng chế biến chưa đạt yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Tuy là đặc sản có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, là 1 trong 10 món ăn đắt nhất thế giới nhưng tổ yến là sản phẩm mới, giá trị sản xuất chưa thể so sánh với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống và chưa được xếp vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.

Số liệu thống kê số lượng nhà yến của Việt Nam cũng đang có sự vênh khá lớn. Theo thống kê chính thức của Cục Chăn nuôi, số lượng nhà yến cả nước là khoảng gần 12 ngàn nhà. Trong khi đó, theo thống kê của Chi Hội nhà yến Việt Nam thì số lượng nhà yến thực tế đã vượt con số 30 ngàn nhà. Do các chủ nhà yến chưa nắm rõ chính sách thuế đối với ngành yến nên không thực hiện khai báo với cơ quan quản lý.

Nhìn từ ngành yến của Malaysia, ThS Đỗ Tú Quân cho biết: “Hiện nước này có 33 công ty được phép xuất khẩu tổ yến chính mạch vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 2.100 nhà yến trên tổng số hơn 120.000 nhà yến của Malaysia đồng ý tuân thủ quy định pháp luật để đăng ký cung cấp tổ yến cho doanh nghiệp sơ chế, xuất khẩu. Do đó, dù sản lượng tổ yến của nước này lên đến gần 500 tấn/năm nhưng chỉ có 50 tấn được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc”.

Để đáp ứng thị trường xuất khẩu

Chi Hội nhà yến Việt Nam thuộc Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị cấp giấy chứng nhận nhà yến Việt Nam Uy Tín cho các nhà yến đăng ký cung cấp tổ yến thu hoạch tại nhà của mình cho doanh nghiệp của chi hội. Ảnh: Trung Chánh.

Chi Hội nhà yến Việt Nam thuộc Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị cấp giấy chứng nhận nhà yến Việt Nam Uy Tín cho các nhà yến đăng ký cung cấp tổ yến thu hoạch tại nhà của mình cho doanh nghiệp của chi hội. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2019, Bộ NN-PTNT đã gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu yến sào Việt Nam cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Dự kiến đầu năm 2020 phía Trung Quốc sẽ cử đoàn khảo sát sang kiểm tra chuỗi giá trị sản xuất yến sào Việt Nam xuất khẩu theo quy định. Theo đó, sản phẩm yến sào Việt Nam sẽ có thể chính thức tham gia thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới, giúp tăng giá bán. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, đến nay công tác khảo sát thực địa của phía Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được.

Để ngành yến Việt Nam phát triển bền vững, sản phẩm từ yến sào Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách tăng giá trị gia tăng, tăng thu nhập và lợi nhuận, tạo lợi thế cạnh tranh… cần được triển khai ngay từ giai đoạn 2020-2025.

Chi Hội nhà yến Việt Nam thuộc Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị cấp giấy chứng nhận nhà yến Việt Nam Uy Tín cho các nhà yến đăng ký cung cấp tổ yến thu hoạch tại nhà của mình cho doanh nghiệp của chi hội. Đồng thời cũng là đơn vị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia quản lý nhà yến cho các kỹ thuật tham gia chăm sóc nhà yến, để thu hoạch tổ yến xuất khẩu.

Tiêu chuẩn nhà yến Việt Nam Uy Tín phải đáp ứng các điều kiện sau: Một là cung cấp môi trường sống phù hợp với đặc tính tự nhiên của chim yến. Hai là không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh. Ba là tổ thu hoạch từ nhà yến đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nếu Việt Nam đầu tư thêm chuỗi sản xuất yến sào phục vụ xuất khẩu, công nghệ chế biến các sản phẩm từ tổ yến, tăng cường hoạt động quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm yến sào Việt Nam thì ngành yến có thể đạt được doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Nếu Việt Nam đầu tư thêm chuỗi sản xuất yến sào phục vụ xuất khẩu, công nghệ chế biến các sản phẩm từ tổ yến, tăng cường hoạt động quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm yến sào Việt Nam thì ngành yến có thể đạt được doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Để giúp các nhà yến giải quyết đầu ra sản phẩm, giúp doanh nghiệp tìm được nguồn nông sản chất lượng cao, Chi hội nhà Yến Việt Nam đề nghị các tỉnh phối hợp giới thiệu chương trình nhà yến Việt Nam Uy Tín cho các nhà yến tại địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng yến sào Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Các nhà yến cần nâng cao chất lượng tổ yến đạt tiêu chuẩn, tuyệt đối không trộn lẫn hàng không thu hoạch từ nhà yến của mình vào lô hàng xuất khẩu. 

Ông Nguyễn Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản vùng I cho biết, thời gian qua, song song với việc đàm phán với phía Trung Quốc, Bộ NN-PTNT cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng yến sào Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường.

Đối với Hiệp hội ngành yến, doanh nghiệp và chủ nhà yến cần phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ NN-PTNT sớm triển khai các chương trình về quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh việc sản xuất theo quy trình chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. 

Ngành yến mang lại doanh thu hàng ngàn tỷ đồng

Với số lượng nhà yến hiện có và hệ thống quy định pháp luật liên quan đến ngành yến được xây dựng dần hoàn thiện, sản lượng yến sào của Việt Nam ước đạt gần 200 tấn/năm đủ để đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Dự kiến, năm 2021 ngành yến có thể đạt được doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Và nếu Việt Nam đầu tư thêm chuỗi sản xuất yến sào phục vụ xuất khẩu, công nghệ chế biến các sản phẩm từ tổ yến, tăng cường hoạt động quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm yến sào Việt Nam thì ngành yến có thể đạt được doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm