| Hotline: 0983.970.780

Tạo thế chủ động phòng chống dịch bệnh

Thứ Ba 30/12/2014 , 10:05 (GMT+7)

2014 là năm ngành thú y gặt hái được nhiều thành tích. Một số loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm (CGC), lở mồm long móng (LMLM), tai xanh cơ bản đã được khống chế. 

Tuy nhiên, Cục Thú y chỉ đạo toàn ngành không được chủ quan, lơ là và phải chủ động, tăng cường hơn nữa công tác phòng chống dịch trong năm tới.

Phối hợp chặt chẽ

Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Thu Thủy cho biết: “Trong năm 2015, ngành thú y sẽ tiếp tục tạo thế chủ động phòng chống dịch, có sự tham gia tích cực từ các địa phương và người chăn nuôi. Theo đó, các địa phương chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; khuyến khích và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi đẩy mạnh xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

Đồng thời, các đơn vị chức năng cần xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách của địa phương. Trung ương chỉ hỗ trợ trong trường hợp chống dịch khẩn cấp, vượt quá khả năng của địa phương".

Với chủ trương này, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông nhận định: “Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để tránh trường hợp các địa phương khai khống số lượng vật nuôi nhiễm dịch bệnh để lấy tiền hỗ trợ của Trung ương”.

Bên cạnh đó, Cục Thú y cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý tại các địa phương, các tập đoàn, công ty liên quan đến chương trình cung cấp con giống gia súc, gia cầm cho người chăn nuôi để xóa đói, giảm nghèo. Cán bộ chuyên môn sẽ hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo tuân thủ các quy định về chất lượng con giống, kiểm dịch, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong quá trình vận chuyển từ địa phương này sang địa phương khác.

Theo bà Thủy, để chủ động trong công tác phòng bệnh trong năm tới, hiện tại Cục đang phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu SX vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

Theo ông Phạm Văn Đông, năm 2015 Cục Thú y sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện dự án “Thực hành về an toàn thực phẩm trong vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm”; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giam sát an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm; mật ong xuất khẩu và thủy sản nhập khẩu.

Trước mắt tập trung cho 3 bệnh LMLM, tai xanh và CGC. Đồng thời, tổ chức thực hiện đề án xây dựng vùng, cơ sở an toàn tịch bệnh đối với bệnh CGC, LMLM tại các vùng chăn nuôi trọng điểm; xây dựng chương trình quốc gia về giám sát virus CGC năm 2015 - 2020; xây dựng bản đồ dịch tễ và đánh giá hiệu lực của vacxin.

Kiểm soát vệ sinh an toàn dịch bệnh

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, sắp tới ngành thú y sẽ tăng cường hơn nữa khâu rà soát và đề xuất với Bộ NN-PTNT tổ chức lại hệ thống kiểm dịch vận chuyển tại các đầu mối giao thông, cửa khẩu biên giới. Nếu phát hiện đơn vị nào hoạt động không hiệu quả sẽ đình chỉ hoạt động để tránh gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.

Bên cạnh đó, Cục sẽ đề xuất cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ các cơ sở đã được kiểm soát an toàn dịch bệnh; không thực hiện kiểm dịch và thu phí kiểm dịch đối với sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc từ các cơ sở an toàn dịch bệnh.

Ông Nguyễn Xuân Bình, GĐ Cơ quan Thú y vùng VI chia sẻ: Mỗi ngày có hàng trăm xe vận chuyển gia súc, gia cầm. Trong khi đó, muốn có kết quả kiểm dịch nhanh chóng không phải đơn giản. Vì thế, cần sớm đẩy nhanh việc ban hành Thông tư về kiểm soát vấn đề dịch bệnh ngay tại những trang trại, cơ sở chăn nuôi bằng việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Song song với đó, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án chuỗi cung ứng thịt sạch cho Hà Nội và TP.HCM; hoàn thiện và thực hiện Đề án giám sát chất tồn dư, vi sinh vật gây hại đối với thịt, trứng, mật ong tiêu thụ nội địa.

Để công tác thú y đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn nữa, bà Nguyễn Thu Thủy đề xuất: Bộ NN-PTNT báo cáo Chính phủ chỉ đạo các địa phương thống nhất, ổn định hệ thống thú y để đảm bảo các nguồn lực phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đầu tư và kêu gọi quốc tế tiếp tục hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Thống nhất phân công nhiệm vụ thú y thủy sản cho ngành thú y ở cả cơ quan Trung ương và địa phương.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.