Tại các lớp tập huấn, bà con nông dân đã được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình phòng trị bệnh cho trâu; cách phát hiện trâu cái động dục; thời điểm phối giống thích hợp; chăm sóc, nuôi dưỡng trâu cái sau khi phối giống.
Quy trình tạo thức ăn và quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi trâu. Đặc biệt hướng dẫn biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai của trâu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trâu lai.
Ngoài việc trao đổi về lý thuyết, bà con nông dân còn được nghe các cán bộ kỹ thuật phổ biến một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh, đồng thời giải đáp các thắc mắc của nông dân trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu lai nói riêng.
Việc triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu nhằm giúp người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng lai tạo giống trâu địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống trâu Mura có nguồn gốc Ấn Độ hoặc một số giống trâu nội tuyển chọn để nâng cao tầm vóc, chất lượng và sức sản xuất của đàn trâu; tạo ra con nghé F1 có năng suất, chất lượng tốt..