| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm

Thứ Tư 07/08/2019 , 10:05 (GMT+7)

Các học viên tham gia tập huấn được giảng viên trao đổi, chia sẻ các nội dung thiết thực phù hợp với thực tế, có hình ảnh minh họa, phương pháp tập huấn sinh động, có sự tham gia, chia sẻ hai chiều, kết hợp lý thuyết với thực hành ngoài hiện trường.

th-tieu10012893
Các học viên tham gia lớp tập huấn.

Mặc dù giá hồ tiêu xuống thấp, nhưng để người dân nâng cao năng lực sản xuất theo hướng bền vững, Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn thâm canh hồ tiêu bền vững kết hợp sử dụng than sinh học, phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp và tổ chức các lớp tập huấn...

Nhằm nhân rộng mô hình trên địa bàn triển khai, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông kết hợp với UBND xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong tổ chức lớp tập huấn ngoài mô hình cho các hộ dân trồng tiêu có nhu cầu, với nội dung phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Kết quả số người tham gia khóa tập huấn là 35 người, trong đó dân tộc thiểu số là 26 người (chiếm 74,28%), nữ là 24 người (chiếm 68,57%).

Các học viên tham gia tập huấn được giảng viên trao đổi, chia sẻ các nội dung thiết thực phù hợp với thực tế, có hình ảnh minh họa, phương pháp tập huấn sinh động, có sự tham gia, chia sẻ hai chiều, kết hợp lý thuyết với thực hành ngoài hiện trường. Thông qua lớp tập huấn các học viên được tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là nội dung quản lý dịch hại tổng hợp.

Trong buổi tổng kết, lãnh đạo địa phương cũng nhận định rằng để người dân trên địa bàn xã Đắk Ha đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại chỗ có kiến thức, kỹ năng, thay đổi tập quán canh tác sản xuất cũ thì rất cần các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng chủ lực.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.