| Hotline: 0983.970.780

Tập trung sản xuất hàng hóa

Thứ Ba 10/01/2012 , 14:58 (GMT+7)

Là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, nông dân Kiên Giang đang tập trung SX hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước hình thành những vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Cánh đồng mẫu lớn” hiệu quả cao ở Kiên Giang

Là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, nông dân Kiên Giang đang tập trung SX hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước hình thành những vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết, hiện nay mạng lưới khuyến nông cơ sở đã được phủ kín ở tất các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp của tỉnh, qua đó đã góp phần chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật vào nông thôn.

Cụ thể, trong năm 2011, trung tâm đã mở được 338 lớp chuyển giao kỹ thuật với 10.285 lượt nông dân tham gia. Đồng thời, triển khai 18 chương trình và 5 dự án với hàng ngàn điểm trình diễn trong tỉnh về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp… Trong đó, nhiều chương trình, mô hình được nông dân trong tỉnh ứng dụng và nhân rộng, từ đó giúp nông dân giảm chi phí trong SX, tăng thu nhập.

Chương trình SX lúa theo hướng VietGAP kết hợp xây dựng cánh đồng mẫu lớn vụ HT 2011 triển khai trên diện tích 800 ha. Nông dân tham gia chương trình được tấp huấn kỹ thuật sạ thưa, bón phân theo bảng so màu, ứng dụng biện pháp tiết kiệm nước (tưới ngập khô xen kẽ) và kỹ thuật canh tác lúa ít phát khí thải… Kết quả, năng suất mô hình cao hơn 0,68 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn 7 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.

Cũng trên cây lúa, Trung tâm còn triển khai thực hiện trình diễn 100 ha SX lúa áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng với các giống OM 5451, OM 6976. Các điểm trình diễn áp dụng tốt quy trình kỹ thuật đã giảm được 50- 80 kg giống/ha, tiết kiệm chi phí phân bón, số lần và lượng thuốc BVTV nên giá thành giảm hơn 400 đồng/kg lúa, năng suất tăng gần 200 kg/ha, tăng lợi nhuận cho nông dân.

Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai 10 điểm trình diễn về kỹ thuật ô khuyết nhằm giúp nông dân xác định đúng lượng phân bón theo nhu cầu cây lúa trên nền đất ruộng của mình. Từ đó, định ra mức phân bón từng địa bàn phù hợp với nhu cầu cây lúa, mang lại hiệu quả cao. Mô hình tôm lúa, Trung tâm triển khai trên quy mô 30 ha nuôi theo hình thức quản lý cộng đồng ở các huyện vùng U Minh Thượng.

Đối với cây rau màu, tập trung phát triển các vùng chuyên canh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến như sử dụng giống F1, màng phủ nông nghiệp, phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh trong đất...để sản xuất rau theo hướng an toàn. Phát triển nghề trồng nấm ở những vùng có lượng rơm rạ nhiều, tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống nông thôn.

Trong chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi lớn, theo hướng an toàn sinh học (ATSH) và VietGAP. Cụ thể, trong năm đã triển khai 14 điểm chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng ATSH với qui mô 6.950 con. Nuôi gà ta đẻ, gà thịt theo hướng ATSH, nuôi heo nái sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, mở các điểm nuôi heo rừng lai nhằm đánh giá khả năng thích nghi ở các vùng sinh thái trong tỉnh.

Hợp tác với tổ chức Heifer Việt Nam (HPI) triển khai dự án “Nâng cao năng lực cho nông hộ nghèo”, đến nay đã đầu tư chuyển giao 120 con bò cái và 4 con bò đực cho 120 hộ. Nhằm đảm bảo chăn nuôi bền vững và vệ sinh môi trường, trong năm Trung tâm đã triển khai xây dựng 367 công trình khí sinh học cho các hộ chăn nuôi.

Phát huy thế mạnh của nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và ven biển, thời gian qua Trung tâm đã triển khai nhiều điểm trình diễn mang lại hiệu quả cao như: nuôi tôm sú xen sò huyết trong ao, nuôi cua trong ao, nuôi cá dứa, nuôi thử nghiệm cá trê suối (trình suối Phú Quốc) trên bể lót bạt, nuôi cá bớp (cá giò), nuôi cá mú trong ao đất và lồng bè trên biển...

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.