| Hotline: 0983.970.780

Tàu 67 gặp biến cố hàng hoạt, bảo hiểm lạnh lùng quay lưng

Thứ Hai 27/06/2022 , 12:32 (GMT+7)

Dát trên mình hàng tỷ đồng nhưng nhiều con tàu 67 trên địa bàn Nghệ An không thể đứng vững trước biến cố. Chủ tàu lao đao, bảo hiểm thoái thác là thực trạng buồn.

Hàng loạt chủ tàu 67 trên địa bàn Nghệ An ngậm trái đắng, những con tàu bạc tỷ không phát huy tối đa hiệu quả như kỳ vọng ban đầu. Ảnh: Việt Khánh.

Hàng loạt chủ tàu 67 trên địa bàn Nghệ An ngậm trái đắng, những con tàu bạc tỷ không phát huy tối đa hiệu quả như kỳ vọng ban đầu. Ảnh: Việt Khánh.

Tranh cãi triền miên, lôi nhau ra tòa

Những con tàu “triệu đô” được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (gọi tắt là tàu 67) mang theo nhiều kỳ vọng lớn lao, vừa để bảo vệ chủ quyền biển đảo lại nâng cao rõ rệt giá trị kinh tế cho ngư dân. Tuy nhiên, dựa vào những điều mắt thấy tai nghe có thể khẳng định chủ trương lớn chưa đạt được đích đến như kỳ vọng.

Từ quá trình đăng ký, làm thủ tục cho đến lúc giải ngân, thu hồi công nợ, trách nhiệm của các bên liên quan chưa được làm tròn, tất thảy như một mớ bòng bong rất khó tháo gỡ.

Lấy Nghệ An làm ví dụ, tỉnh này có 104 tàu 67 được đóng mới với tổng công suất máy chính lên đến 83.832 CV (vỏ gỗ 90 tàu, vỏ thép 9 tàu, vỏ Composite 5 tàu), tổng kinh phí giải ngân gần 860 tỷ đồng. Tiếc thay số lượng không đi kèm với chất lượng, điều này thể hiện rõ nét qua 60 tàu thuộc nhóm nợ xấu, hơn 2/3 (43 tàu) không trả được nợ vay.

Nhiều chủ tàu không kham nổi buộc phải bán tống bán tháo phương tiện với giá rẻ mạt, đau hơn cả là hàng loạt tàu bị chìm, cháy rụi giữa mênh mông sóng nước. Dân mất của xót tiền ngóng trông hỗ trợ, đáp lại phía bảo hiểm lạnh lùng ngó lơ. Bất đồng quan điểm triền miên khiến căng thẳng ngày càng leo thang, đến mức phải lôi nhau… ra tòa.

Đến thời điểm hiện tại, Nghệ An có 11 tàu đóng mới theo Nghị định 67 gặp phải rủi ro (cháy, chìm) trong quá trình tham gia khai thác thủy sản. Hiện chỉ có 4 tàu đã tất toán khoản vay, 7 tàu còn lại (dư nợ 38,397 tỷ đồng) đang mỏi mòn chờ cơ quan bảo hiểm xem xét, xử lý bồi thường.

Nhiều phương tiện bị cháy đẩy chủ tàu vào tình cảnh bết bát. 

Nhiều phương tiện bị cháy đẩy chủ tàu vào tình cảnh bết bát. 

Theo ghi nhận của Nông ngiệp Việt Nam, trong số 7 tàu kể trên có 3 tàu tham gia mua bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm BSH, sau nhiều tranh cãi 2 chủ tàu Hồ Xuân Cường và Lê Bá Nam đã thống nhất về mặt chủ trương. Ngược lại, chủ tàu Trương Thành không chấp thuận phương án bồi thường nên đã kiện ra tòa.

Về phía Công ty Bảo hiểm PJICO sự thể căng thẳng gấp bội, nguyên nhân xuất phát từ việc đơn vị này kiên quyết từ chối bồi thường cho 3 tàu của ông Phan Văn Khuyên, Hoàng Văn Quyết, Lê Hồng Nhung. Bất bình trước thái độ vô cảm của đối tác, các chủ tàu đã đồng loạt khởi kiện ra Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai.

Bảo hiểm PJICO đã làm tròn trách nhiệm hay chưa?

Đối với tàu cá NA-99997-TS của ông Phan Văn Khuyên, PJICO cho rằng thời điểm xảy ra tổn thất thì thiết bị giám sát hành trình của tàu đã bị hư hỏng trên dưới 3 tháng nhưng chủ tàu không sửa chữa, hoặc thay thế. Đây là hành vi khai thác bất hợp pháp quy định tại điểm I, khoản 1, Điều 60 Luật Thủy sản 2017… Từ cơ sở đó, khẳng định Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường. 

Đối với tàu cá NA-99188-TS của ông Hoàng Văn Quyết, PJICO lại nêu vấn đề bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên. Cụ thể là sự khác nhau về thông tin của máy trưởng Hoàng Văn Phi (chứng chỉ thể hiện năm 1995; CMND và hộ khẩu ghi năm 1999)…

Tàu cá mang thương hiệu 67 của gia đình ông Hoàng Văn Quyết đã chìm vào dĩ vãng.

Tàu cá mang thương hiệu 67 của gia đình ông Hoàng Văn Quyết đã chìm vào dĩ vãng.

Liên quan đến tàu cá NA-97678-TS của ông Lê Hồng Nhung, phía PJICO nêu ra hàng loạt vấn đề: Ngày 16/11/2019, thời điểm cháy tàu ông Trần Đức Mạnh (đăng ký chức danh máy trưởng) không có mặt; tàu khai thác, hoạt động tại vùng lộng nằm ngoài phạm vi cho phép, vi phạm quy định tại Điều 43, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP…

Liên quan đến vấn đề này, ngày 4/3/2022 Sở NN-PTNT tổ chức buổi làm việc theo đề nghị của Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh TP Vinh về việc thực hiện bồi thường cho tàu cá vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Qua ý kiến thảo luận của các đại biểu, Sở NN-PTNT đề nghị Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An phải nhanh chóng xem xét, xử lý, giải quyết thanh toán bồi thường bảo hiểm cho các chủ tàu cá gặp rủi ro theo Hợp đồng bảo hiểm.

Ngày 26/6/2022, ông Phan Văn Khuyên xác nhận cách làm của PJICO là thiếu trách nhiệm,  làm mất niềm tin đối với số đông khách hàng: “Thứ 6 vừa rồi, Tòa án hẹn tiến hành hòa giải nhưng phía Bảo hiểm không có mặt”.

Công ty Bảo hiểm PJICO không thể viện dẫn lý do để thoái thác trách nhiệm. Ảnh: Việt Khánh.

Công ty Bảo hiểm PJICO không thể viện dẫn lý do để thoái thác trách nhiệm. Ảnh: Việt Khánh.

Sâu chuỗi quá trình phối hợp giữa Công ty Bảo hiểm PJICO và các đối tác xuyên suốt 8 năm đã qua, dễ thấy đơn vị này luôn tạo dựng cho mình vị thế chủ động. Xin nhắc lại, PJICO là đơn vị được “chỉ định” bán bảo hiểm cho các tàu 67 trên địa bàn Nghệ An, chiếc bánh lúc bấy giờ hết sức béo bở. Bởi thế khi diễn biến không như ý muốn, đơn vị này viện dẫn muôn vàn nguyên do để kiếm cớ thoái thác tức thì tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội, đặc biệt là trong bối cảnh ngư dân đang đối diện với muôn vàn sóng gió.

Sở NN-PTNT Nghệ An đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ xem xét, đám phán tiếp tục ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm mở rộng ngư trường cho ngư dân. Đối với Bộ Tài chính, xem xét, có chính sách giãn nợ, tính toán lại thời gian trả nợ của ngư dân đóng tàu 67. Về phía các Ngân hàng thương mại, kiến nghị hoàn trả lại sổ đỏ cho ngư dân để có điều kiện vay vốn lưu động tiếp tục phục vụ hoạt động khai thác.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.