| Hotline: 0983.970.780

Tết cùng cá ngừ trên biển xa

Thứ Hai 15/02/2016 , 06:35 (GMT+7)

Thời gian trước Tết Bính Thân 2016 thời tiết trên biển gió mùa đông bắc mạnh, nên cá ngừ đại dương và cá ngừ sọc dưa xuất hiện nhiều, đánh bắt đạt sản lượng.

Thêm vào đó, giá các loại cá ngừ đang ở mức khá cao, lại đang lúc giá nhiên liệu giảm mạnh nên ngư dân miền Trung có lãi khá.

Hàng ngàn chuyến biển xuyên Tết

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT Bình Định), cho biết: Từ đầu tháng 1/2016 đến nay, ngư dân Bình Định đã khai thác được hơn 13.700 tấn thủy sản các loại, trong đó có gần 1.100 tấn cá ngừ đại dương, số còn lại hầu hết là cá ngừ sọc dưa, bình quân mỗi tàu cá thu lãi từ 50-60 triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

“Đánh bắt đạt sản lượng, giá bán cá khá cao, thời điểm này giá nhiên liệu lại liên tục giảm nên ngư dân ăn nên làm ra. Do vậy, sau khi cập bờ bán sản phẩm chuyến biển cuối năm, có khoảng 1.800 tàu cá với 14.000 ngư dân tiếp tục vươn khơi đánh bắt, chấp nhận ăn Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 trên biển.

Những chuyến biển xuyên Tết hầu hết là tàu hành nghề câu ngừ đại dương, tàu lưới vây đánh bắt cá ngừ sọc dưa, hoạt động tập trung tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển giữa 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Bình nói.

Ngư dân Nguyễn Văn Sang ở xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), chủ tàu cá mang số hiệu BĐ-95831 TS (420 CV) đang đánh bắt cá ngừ đại dương ngoài khơi xa, cho biết: “Thời điểm này nước biển mát, cá ngừ đại dương xuất hiện nhiều nên đánh bắt rất hiệu quả. Lại đang lúc giá xăng dầu giảm mạnh, giá cá khá cao, nên sau khi cập bờ chuyến biển cuối năm, thuyền viên ai nấy đều muốn tiếp tục ra khơi chấp nhận ăn Tết trên biển nên tui cho tàu đi tiếp, hiện đang đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, khoảng mùng 10 tháng Giêng này là cập bến”.

Được cá, được giá

Ngư dân Văn Công Việt, chủ tàu cá BĐ-91189 TS, ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định), tiếc rẻ: “Sau chuyến biển cuối năm, tàu của tui phải nâng cấp từ dài 17m lên 20m, công suất từ 380 CV được nâng lên 900 CV nên không ăn Tết trên biển như mọi năm được.

13-52-23_2
Đánh bắt cá ngừ sọc dưa trên biển Đông

Tiếc thật, giá cá ngừ đại dương hiện nay dù có giảm hơn so thời điểm cuối năm, từ 108.000đ/kg hạ xuống còn 98.000đ/kg nhưng với giá này ngư dân vẫn có lãi khá. Nhất là tại thời điểm này cá ngừ đại dương xuất hiện nhiều, đánh bắt đạt sản lượng, giá dầu lại đang giảm mạnh nên chuyến biển nào cũng bội thu”.

Dù tàu của ông Việt phải lên đà để sửa chữa nâng cấp nhưng 2 tàu cá khác của 2 người cháu của ông vẫn bám biển xuyên Tết. Liên lạc qua bộ đàm tầm xa, ông Việt biết là tàu của 2 người cháu đang đánh bắt rất hiệu quả.

“Cháu La Văn Minh, chủ của chiếc tàu cá BĐ-95891 TS (420 CV) ở xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn thường xuyên liên lạc về bờ và cho biết là hiệu quả đánh bắt đang rất cao. Tàu của cháu ra khơi vào ngày 20 tháng Chạp, đến giờ này đã đánh bắt được khoảng 1,5 tấn cá. Dự định sau mùng 10 tháng Giêng này sẽ cập bờ, hy vọng sẽ đạt trên 2 tấn cá”, ông Việt chia sẻ.

Không chỉ có cá ngừ đại dương, cả những tàu chuyên hành nghề lưới vây rút chì đánh bắt cá ngừ sọc dưa cũng đang “vào cầu”.

Ngư dân Bùi Thanh Ninh ở thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), người đang “cầm chịch” đội tàu cá 15 chiếc với tổng công suất 7.000 CV, chuyên hành nghề lưới vây rút chì đánh bắt cá ngừ sọc dưa, trong đó có 10 chiếc do ông làm chủ, cho biết: “Trong đội tàu của tui có 4 chiếc ăn Tết trên biển, xuất bến vào 19 tháng Chạp năm trước, hiện đang đánh bắt ngoài khơi xa".

Những năm qua, tất cả những nghề đánh bắt trên biển đều ăn nên làm ra nên hầu hết các chủ tàu cá đều nâng cấp tàu để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Đến nay có 5 tàu cá vỏ thép đóng mới của ngư dân Bình Định đã hạ thủy, sau Tết Bính Thân 2016 sẽ mở chuyến biển đầu tiên.

Ngoài ra, trong thời gian qua UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt 5 đợt danh sách gồm 130 ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu khai thác và làm dịch vụ nghề cá...

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm