| Hotline: 0983.970.780

Thạch Thất có nhiều sản phẩm tham gia, đánh giá xếp hạng OCOP

Thứ Bảy 12/09/2020 , 08:08 (GMT+7)

Ông Hoàng Chí Lượng-Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết vừa qua địa phương đã kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành để thực hiện Chương trình OCOP đồng bộ từ huyện đến xã.

Thu hái rau an toàn. Ảnh: NNVN.

Thu hái rau an toàn. Ảnh: NNVN.

Theo kế hoạch năm 2020 Thạch Thất sẽ có khoảng hơn 70 sản phẩm tham gia vào đánh giá, xếp hạng OCOP.

Để chuẩn bị cho việc đó, địa phương phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai; 100% các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có đăng ký tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh.

Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, xếp hạng trong đó, có từ 10 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố, 1 sản phẩm xếp hạng sản phẩm cấp Quốc gia.

Trên cơ sở Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1048, Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm huyện của huyện tiến hành tổ chức thực hiện, triển khai đánh giá và xếp hạng sản phẩm đảm bảo đồng bộ, đúng các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm trong Chương trình OCOP.

Hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố xem xét đánh giá, xếp hạng đối với các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm theo đúng quy định.

Để phát triển nâng cấp sản phẩm và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh huyện thực hiện tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có, đảm bảo mục tiêu đề ra, trước mắt tập trung chỉ đạo đối với một số sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu có sẵn của huyện thuộc 6 nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn).

Đồng thời tư vấn, định hướng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu, bao gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; chi phí phân tích nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược) để đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố.

Tinh hoa người thợ Canh Nậu. Ảnh: Tư liệu.

Tinh hoa người thợ Canh Nậu. Ảnh: Tư liệu.

Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, tổ sản xuất, hợp tác xã nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên, cổ đông, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đủ các điều kiện để chuyển đổi loại hình hoạt động thành Hợp tác xã kiểu mới hoặc doanh nghiệp.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tham gia Chương trình OCOP liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.

Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia Chương trình OCOP ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, như: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), quy trình quản lý chất lượng (ISO)...

Sập gụ-sản phẩm tinh hoa của người thợ. Ảnh: Tư liệu.

Sập gụ-sản phẩm tinh hoa của người thợ. Ảnh: Tư liệu.

Quan tâm đến đầu ra bằng cách xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Cụ thể các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao được hỗ trợ xúc tiến thương mại với các hình thức chủ yếu gồm: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng bằng các video clip, tin bài quảng bá và các chương trình tiếp thị riêng của chủ thể có sản phẩm;

Hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ở trong và ngoài địa bàn Thành phố. Tổ chức khảo sát thực trạng, đề xuất hệ thống xúc tiến thương mại tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP huyện dự định cho năm 2020 là 7.500 triệu đồng.

Sản phẩm tham gia vào việc đánh giá, xếp hạng rất đa dạng và phong phú. Tiểu thủ công mỹ nghệ có rùa tre, công tre, chuồn chuồn tre…của xã Thạch Xá. Nông sản có rau muống, cải xanh, cải ngọt của xã Hương Ngải. Nội thất có đồ gỗ tủ chè, sập gụ, trường kỷ…của xã Canh Nậu, tranh bát tiên, tranh thuận buồm xuôi gió của xã Dị Nậu…

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất