| Hotline: 0983.970.780

Thách thức trong phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm

Thứ Năm 28/12/2023 , 07:50 (GMT+7)

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch, bệnh truyền nhiễm là rất lớn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày 'Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023' diễn ra sáng 27/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023" diễn ra sáng 27/12.

Dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường; có xu hướng tăng dần tần suất và xuất hiện nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới. Các dịch bệnh mới nổi, các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể; số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua với ước tính nửa dân số trên thế giới có nguy cơ ca mắc mỗi năm.

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn.

Căn cứ tình hình dịch bệnh, thực tiễn phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đưa ra chủ đề ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023 là “toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh" nhằm kêu gọi toàn dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày "Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023" diễn ra sáng 27/12.

“Bộ Y tế kêu gọi toàn dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe. Thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Đề nghị các ngành, các địa phương phối hợp, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp và huy động toàn xã hội, các tổ chức chính trị, đoàn thể tham gia trong công tác phòng, chống dịch để chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, hạn chế dịch bệnh bùng phát, luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng đề nghị các địa phương, cần xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của y tế dự phòng, y tế cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống dịch.

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh; Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; Chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở; Phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng; Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch bệnh; Ăn chín, uống sôi, an toàn thực phẩm để phòng, chống dịch bệnh; Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nơi ở để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển;

Tiêm vacxin là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng, chống dịch bệnh; Quan hệ tình dục an toàn để phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục; Thực hiện lối sống khoa học, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng;

Không tiếp xúc động vật ốm, chết và không sử dụng thực phẩm không an toàn; Phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân: giữ ấm cơ thể; thể dục, thể thao; nâng cao thể trạng; Không tự ý mua, sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh;

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám kịp thời; Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng, tại các địa điểm tập trung đông người; Thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm