| Hotline: 0983.970.780

Thách thức trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở Tây Nguyên [Bài 3]: Nơi hiệu quả nơi không

Thứ Ba 30/05/2023 , 16:07 (GMT+7)

Nhiều tỉnh tổ chức sáp nhập các trạm chăn nuôi, thú y, khuyến nông và xoá hệ thống thú y cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn dẫn đến nhiều hệ lụy, bất cập.

Nhiều tỉnh tổ chức sáp nhập các trạm chăn nuôi, thú y, khuyến nông và xoá sổ hệ thống thú y cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn dẫn đến nhiều bất cập. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều tỉnh tổ chức sáp nhập các trạm chăn nuôi, thú y, khuyến nông và xoá sổ hệ thống thú y cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn dẫn đến nhiều bất cập. Ảnh: Minh Hậu.

Hiệu quả khi chưa sáp nhập

Theo quy định, nhiều tỉnh thành đã thực hiện việc sáp nhập các trạm chăn nuôi và thú y, khuyến nông, trồng trọt và bảo vệ thực vật với nhau thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp, đồng thời hệ thống thú y cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn bị xoá sổ, cho đến nay việc sáp nhập này đã bộc lộ nhiều bất cập, không hiệu quả làm ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, thời gian qua tại một số tỉnh, thành phố đã sáp nhập các trạm thú y để thành lập trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, dẫn đến rất nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập như: Công tác giám sát, phát hiện bệnh, báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ, thậm chí nhiều nơi không thực hiện, nhiều địa phương không còn lực lượng thú y để tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Hệ quả là dịch bệnh thường lây lan rộng, dây dưa, kéo dài, gân tổn thất hàng nghìn tỷ đồng.

Trước thực tế trên, hiện nay nhiều tỉnh thành đang tái lập lại hệ thống cơ quan quản lý thú y các cấp để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật, nhất là các bệnh truyền lây từ động vật sang người (Theo thống kê, hiện nay có trên 75% các lại dịch bệnh ở người đều có nguồn gốc từ động vật).

Đắk Lắk là địa phương duy nhất tại Tây Nguyên vẫn còn giữ hệ thống thú y cấp huyện, xã. Việc này đã giúp ngành chăn nuôi và thú y đã khẳng định được vai trò quan trọng, không những góp phần bảo vệ, phát triển đàn vật nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, xóa đói, giảm nghèo, mà còn bảo vệ sức khỏe con người thông qua việc phòng trừ dịch bệnh từ động vật lây sang người và bảo đảm an toàn thực phẩm những năm qua.

Đắk Lắk là địa phương duy nhất tại Tây Nguyên vẫn giữ hệ thống thú y cấp huyện, xã và hoạt động hiệu quả. Ảnh: Đăng Lâm.

Đắk Lắk là địa phương duy nhất tại Tây Nguyên vẫn giữ hệ thống thú y cấp huyện, xã và hoạt động hiệu quả. Ảnh: Đăng Lâm.

Theo ông Thủy Lệ Vũ, Chi cục phó phụ trách Chi cục Chăn nôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk, có được những thành quả trên là nhờ giữ được hệ thống của ngành Chăn nuôi và Thú y cấp huyện. Từ đó, việc giám sát dịch bệnh được triển khai tới tận cơ sở, tất cả các địa được đều xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn

Tổ chức thực hiện tốt tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Quản lý thuốc thú y, tuyên truyền phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Có thể thấy rõ qua sự gia tăng tổng đàn vật nuôi, số lượng cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB), chăn nuôi theo chuỗi, số lượng cơ sở giết mổ được kiểm soát.

Ông Vũ cho biết thêm, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển chăn nuôi và hội nhập, tình hình dịch bệnh ở vật nuôi cũng có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm như: Bệnh lở mồm long móng ở gia súc, cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, dại ở chó, mèo…

Đặc biệt, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện từ đầu năm 2019 đã gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người; gần đây là bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò…

“Trước tình hình đó, song song với việc thực hiện công tác chuyên môn, ngành chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk cũng chú trọng việc đổi mới, sắp xếp bộ máy vừa đảm bảo tinh gọn, vừa đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về phòng chống dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, ông Vũ nói thêm.

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành các kế hoạch, văn bản, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật. Ảnh: Đăng Lâm.

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành các kế hoạch, văn bản, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật. Ảnh: Đăng Lâm.

Khó khăn chồng chất

Còn tại tỉnh Kon Tum, ông Đoàn Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, để đẩy mạnh công tác xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành các kế hoạch, văn bản đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.

Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn mang tính chất đặc thù như chăn nuôi tại tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều bất cập, việc đổi mới phương thức chăn nuôi và áp dụng tiến bộ, kỹ thuật mới, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là các hộ dân thuộc diện người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn hạn chế.

Bên cạnh đó, do phong tục tập quán chăn nuôi mang quy mô nhỏ lẻ còn nhiều, còn hiện tượng thả rông gia súc, trong rừng, thiếu quản lý, từ đó công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi còn gặp không ít khó khăn.

Từ một số khó khăn trên, ông Mai thừa nhận, Kon Tum chưa có địa phương nào được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật. Trong khi đó, đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, do tình hình dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi (nhất là nuôi lợn). Nhận thức được điều đó, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng trang trại và áp dụng các quy định theo hướng an toàn dịch bệnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh hiện có 3 cơ sở chăn nuôi lợn được chứng nhận an toàn đối với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi. Cụ thể, tại TP Kon Tum có 2 cơ sở an toàn dịch bệnh gồm: Trang trại chăn nuôi lợn Sao Mai, Trang trại chăn nuôi lợn Công nghệ cao Lân Vương; tại huyện Kon Rẫy có cơ sở Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Tuyến Hiền.

Hiện nay, tỉnh Gia Lai đã có những giải pháp nhằm tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, từng bước tháo gỡ khó khăn, kiểm soát tốt dịch bệnh. Ảnh: Đăng Lâm.

Hiện nay, tỉnh Gia Lai đã có những giải pháp nhằm tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, từng bước tháo gỡ khó khăn, kiểm soát tốt dịch bệnh. Ảnh: Đăng Lâm.

Còn tại Gia Lai, chính quyền địa phương cùng với cơ quan chuyên môn đã có những giải pháp nhằm tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, từng bước tháo gỡ khó khăn, dần kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ông Thái Văn Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023. Đây là căn cứ quan trọng, định hướng cho phát triển chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tập trung với quy mô lớn theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung gắn với an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vật nuôi như bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục ở trâu, bò, bệnh dại. Từ đó, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật được triển khai đồng bộ, hiệu quả, dịch bệnh được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi.

Hiện nay, cơ quan quản lý thú y cấp huyện nằm trong Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện. Để tổ chức bộ máy ngành thú y được kiện toàn, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030.

Ngoài ra, để công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý về thú y các cấp được đồng bộ, UBND tỉnh về ban hành quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện và các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã.

Để khắc phục, củng cố vùng an toàn dịch bệnh, ông Đoàn Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kon Tum cho biết, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Trong đó, tỉnh đã chỉ đạo 2 địa phương là TP Kon Tum và huyện Kon Plông, trong năm 2023 lựa chọn và tổ chức xây dựng ít nhất 1 cơ sở an toàn bệnh dại cấp xã để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, thu hút du khách tới du lịch, tham quan.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Bí quyết trồng cây cau ta cho ngắn lóng, quả sai và ngon

Trồng cau theo cách làm dưới đây, các đốt lóng thân cây sẽ ngắn lại, quả sai, ngon, dễ thu hái và chống gãy đổ rất tốt.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.