| Hotline: 0983.970.780

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ Tư 25/11/2015 , 07:10 (GMT+7)

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Bạn đọc gửi từ địa chỉ: lehuy525@gmail.com hỏi:

Tôi có nhận chuyển nhượng một cái nền nhà của ông Nguyễn Văn Ba ngụ cùng xã, chiều ngang 4m, chiều dài 25m với giá 70.000.000đ (thời điểm năm 2006) chỉ làm giấy viết tay, chưa ra xã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với lý do: Ông Nguyễn Văn Ba không đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tách thửa.

Vậy trường hợp này có phải là tranh chấp đất đai hay tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Có bắt buộc phải hòa giải ở xã theo Luật Đất đai 2013, Nghị định 43 hay không?, hay làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân huyện giải quyết.

Trả lời:

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy căn cứ theo Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai bao gồm:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai

- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của  Luật Đất đai.

Vì trong thư ông chưa nêu rõ tranh chấp giữa hai gia đình (tranh chấp về thực hiện hợp đồng chuyển nhượng hay tranh chấp đất mà bạn đã nhận chuyển nhượng).

Nếu ông Ba đã bán nhà đất cho ông mà không chịu đưa giấy tờ để ông sang tên thì ông đề nghị chính quyền can thiệp giải quyết. Còn nếu tranh chấp về thửa đất đó mà thửa đất này ông Ba đã có sổ đỏ thì ông khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết cấp xã đều phải thực hiện việc hòa giải đối với hai bên đương sự.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.