| Hotline: 0983.970.780

Ủy quyền trong tố tụng dân sự

Thứ Hai 02/04/2018 , 06:41 (GMT+7)

Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) là người...

Bạn đọc gửi từ địa chỉ quangduc@gmail.com xin hỏi:

Trường hợp bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho bị đơn hay người đại diện tham gia tố tụng? Trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người đại diện theo ủy quyền của đương sự có mặt thì Tòa án có phải hoãn phiên tòa không?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.

Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.

Theo quy định tại Điều 141 BLDS năm 2015 (Điều 144 BLDS năm 2005), phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định theo nội dung ủy quyền.

Như vậy, trường hợp bị đơn đã ủy quyền cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng thì Tòa án chỉ tống đạt cho người đại diện của bị đơn mà không phải tống đạt cho bị đơn. Việc tống đạt cho người đại diện của bị đơn được thực hiện theo quy định tại Chương X của BLTTDS năm 2015. Tòa án chỉ tống đạt cho bị đơn khi việc ủy quyền tham gia tố tụng giữa bị đơn và người đại diện của họ chấm dứt hoặc việc tống đạt liên quan đến những nội dung không thuộc phạm vi ủy quyền.

Việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người đại diện theo ủy quyền của đương sự có mặt mà theo văn bản ủy quyền, người đại diện được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của đương sự tại phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa phúc thẩm mà không hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 296 BLTTDS năm 2015.

Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 BLTTDS năm 2015 thì:

- Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

- Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 217 BLTTDS năm 2015, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trong quyết định đó phải thể hiện rõ việc thay đổi địa vị tố tụng: bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn.

Trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ riêng mà phải nhận xét trong phần nhận định của Tòa án trong bản án và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu trong phần quyết định của bản án.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.