| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất khẩu trang không đảm bảo chất lượng, bị xử lý như thế nào?

Thứ Năm 13/02/2020 , 19:47 (GMT+7)

Thời gian qua, lực lượng QLTT toàn quốc đã phát hiện và xử lý nhiều cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất khẩu trang y tế không đảm bảo chất lượng.

Lực lượng chức năng kiểm tra khẩu trang y tế không đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất khẩu trang y tế của Công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Lực lượng chức năng kiểm tra khẩu trang y tế không đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất khẩu trang y tế của Công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Mới đây nhất là, lực lượng QLTT Hà Nội đã phanh phui một cơ sở sản xuất khẩu trang y tế bằng… giấy vệ sinh có địa chỉ ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội. Loại giấy này được cơ sở đưa vào máy cho chạy vào khẩu trang 4 lớp, thay cho lớp vải kháng khuẩn.

Sau khi phát hiện sự việc, lực lượng chức năng đã niêm phong toàn bộ số hàng còn lại trong xưởng sản xuất đó và tiếp tục làm việc với đại diện của công ty cũng như những người liên quan.

Nhìn nhận về vụ việc trên, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay, đối với hành vi sản xuất khẩu trang bằng giấy vệ sinh, không có công dụng giá trị bảo vệ sức khỏe thì doanh nghiệp này đã có hành vi sản xuất hàng giả được quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

Theo đó, khẩu trang sản xuất bằng giấy này không có giá trị sử dụng, công dụng. Có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa. Có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký…

Luật sư Bình cho biết thêm, hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Qua quá trình điều tra, các cơ quan chức năng xác định đủ yếu tố để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì sẽ bị phạt tù từ 1 - 15 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cũng theo Luật sư Bình, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 - 3 năm.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.