| Hotline: 0983.970.780

Người làm việc phòng chống thiên tai

Thứ Tư 11/04/2018 , 06:35 (GMT+7)

Theo quy định của Bộ luật Lao động và Thông tư số 31/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ NN- PTNT quy định về giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt...

Bạn nganvo@gmail.com hỏi: Em mới ra trường và được tiếp nhận công tác tại một đơn vị ngành thủy văn, thường xuyên phải trực, tham gia vào công tác phòng chống thiên tai. Em muốn tìm hiểu thêm về chế độ nghỉ bù trực và thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ tết.

Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Lao động và Thông tư số 31/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ NN- PTNT quy định về giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tiên tai , trong đó quy định như sau:

+Nghỉ bù trực

1. Người lao động thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương như sau:

a) Thường trực vào ngày thường: được nghỉ bù một ngày vào ngày làm việc sau phiên thường trực.

b) Thường trực vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết được nghỉ bù hai ngày vào ngày làm việc sau phiên thường trực.

2. Trường hợp do yêu cầu công việc trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mà không thể bố trí nghỉ bù, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải trả tiền lương làm thêm giờ tương ứng với số giờ vượt quá thời gian làm việc trong chế độ thường trực:

a) Vào ngày thường: số giờ làm thêm tương ứng là 12 giờ.

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, tết: số giờ làm thêm tương ứng là 24 giờ.

3. Số thời gian không nghỉ bù và được trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này không tính vào quỹ thời gian làm thêm giờ trong năm.

+Thời giờ nghỉ ngơi

1. Khi thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng, người tham gia thường trực được nghỉ giải lao tối thiểu 45 phút vào ban ngày và 60 phút vào ban đêm tính vào thời giờ thường trực. Trong thời gian nghỉ giải lao, người lao động không được rời khỏi nơi thường trực.

2. Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sử dụng hoặc huy động người lao động thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ phải bố trí nơi ăn, nghỉ theo chế độ và quy định hiện hành cho người lao động.

3. Chi phí cho chế độ thường trực và bảo đảm ăn, nghỉ tại chỗ cho người lao động được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên hoặc các nguồn ngân sách hợp pháp khác.

+Nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết

1. Người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết và những ngày nghỉ được hưởng lương khác theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.

2. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai không thể bố trí nghỉ hằng tuần, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất bốn ngày.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.