| Hotline: 0983.970.780

'Thần chết' sau vô lăng

Thứ Bảy 12/01/2019 , 08:01 (GMT+7)

Tôi ủng hộ việc luật hóa giống như các nước khác, chỉ cần đo thấy hàm lượng cồn trong máu là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn...

“Tôi ủng hộ việc luật hóa giống như các nước khác, chỉ cần đo thấy hàm lượng cồn trong máu là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn. Chứ còn hôm nay kiểm tra nồng độ cồn vượt quy định phạt tiền rồi mai họ lại tiếp tục uống”. Đây là chia sẻ của TS Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế) sau những vụ tai nạn thảm khốc có nguồn cơn từ rượu, bia và chất gây nghiện.

15-52-51_nguyen_huy_qung
TS Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế)

Trong năm qua, liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đó là vụ tai nạn vào cuối tháng 7 trên quốc lộ 1A qua địa phân xã Điện Minh (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), khi ôtô chở 17 người đi rước dâu đấu đầu với xe container khiến 13 người chết. Hay mới đây nhất vụ tai nạn xảy ra vào chiều 2/1, xe container đã tông hàng loạt xe máy ở ngã tư gần cầu Bến Lức (Long An) khiến 4 người chết, gần 20 người bị thương… Với tư cách người đứng đầu Vụ pháp chế (Bộ Y tế) ông cảm nhận điều gì sau những vụ tai nạn thảm khốc trên?

Rùng mình. Tôi không thể tin nổi lại xảy ra một vụ tai nạn khủng khiếp đến mức độ như thế. Xe máy, người chết, người bị thương nằm la liệt thậm chí có cả những mảnh thịt văng vãi ra đường… Phải nói thật với bạn, tôi xem clip đúng bữa cơm tối và tôi đã không thể tiếp tục nổi. Đây quả là một vụ tai nạn thảm khốc và thương tâm khi bao người đang hối hả trở về với mái ấm của mình bỗng tai nạn từ trên trời rơi xuống. Tôi rất buồn, nhưng cái buồn không gọi được tên vì tình trạng này cứ lặp đi lặp lại.

Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra, tài xế container trước đó đã uống rượu, kiểm tra dương tính với ma túy. Với những thông tin ban đầu có được, ông nhận định như thế nào về việc chúng ta kiểm soát chất kích thích cũng như nồng độ cồn trong máu của các lái xe nói chung và lái xe tải đường dài nói riêng?

Đây là bằng chứng nữa cho thấy chúng ta chưa kiểm soát được. Đặc biệt, nếu như do sử dụng rượu bia gây ra tai nạn thì cùng với vụ Hàng Xanh, cùng với vụ đạp chân ga gây tai nạn liên hoàn ở Võng Thị Hà Nội cộng với vụ Long An hôm 2/1 nữa là minh chứng sống động cho việc sử dụng rượu bia gây ra tác hại ngay - đó là tai nạn giao thông mà không cần phải nêu ra tác hại rượu bia là thủ phạm gây ra 200 loại bệnh tật… Đây là những bài học sống động, đòi hỏi chúng ta phải có ứng xử văn minh mà điều tiên quyết đó là đối với dự thảo phòng chống tác hại bia rượu, hay ở các điều luật mạnh hơn. Có như vậy chúng ta mới phòng ngừa được tai nạn trong tương lai có thể xảy ra.

Là đơn vị được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia, ông từng nhiều lần lấy dẫn chứng về ảnh hưởng rượu bia gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại vô cùng lớn cả về tinh thần lẫn kinh tế cho nhiều gia đình và xã hội. Ông có đồng tình với những ý kiến “đã uống rượu thì không lái xe” và cần luật hóa việc này. Trong trường hợp phát hiện người lái xe sử dụng chất kích thích, uống rượu bia cần tịch thu bằng ngay chứ không phải chờ đến khi gây tai nạn?

Như tôi đã nói nhiều lần không có ngưỡng an toàn đối với lạm dụng rượu bia. Cho nên đã sử dụng rượu bia ít nhiều có tác hại đối với sức khỏe. Chỉ cần quá chén đi đường anh có thể húc vào cột điện tự chết hay đâm chết người, có thể gây rối trật tự giao thông, đâm chém nhau, về nhà đánh vợ con, hiếp dâm vợ trên giường ngủ là bình thường… Những cái đấy không cần phải chờ đến lạm dụng mà chỉ cần quá chén là đã gây ra rồi.

continer151231160
Vụ tai nạn ở Long An gây rúng động xã hội

Do đó, cần phải có biện pháp kiên quyết, cứng rắn hơn về vấn đề xử lý người sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông… Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm đã sử dụng rượu bia thì không lái xe. Và tôi rất ủng hộ việc luật hóa giống như các nước khác, chỉ cần đo thấy hàm lượng cồn trong máu là xử lý rồi. Theo đó, họ xử lý bằng cách thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, thu đàng hoàng, thu công khai, thu minh bạch thì lập tức sẽ có thay đổi ngay. Chứ còn hôm nay kiểm tra nồng độ cồn vượt quy định phạt tiền rồi mai họ lại tiếp tục uống. Và nay mới chỉ loạng choạng còn mai thì đâm chết mấy người… hậu họa sẽ như thế nào chắc bạn đã nhìn thấy.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 3/1, tại hội nghị Công an toàn quốc, lãnh đạo Bộ Công an cho biết trong năm 2018, tình hình tai nạn giao thông đã giảm cả ba tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương; tuy nhiên thiệt hại vẫn rất lớn. Cụ thể, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ (giảm trên 1.300 vụ so với năm 2017) làm hơn 8.200 người chết (giảm 35 người) và khoảng 14.800 người bị thương (giảm hơn 2.200 người). Trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông và khiến 23 người tử vong. 80% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ, còn lại là đường sắt và đường thủy. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông là lỗi của tài xế, với các vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, đi sai làn...

 

(Kiến thức gia đình số 2)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm