| Hotline: 0983.970.780

'Thần khúc' vẫn có sức mạnh kỳ diệu giữa đại dịch toàn cầu

Thứ Bảy 11/04/2020 , 07:20 (GMT+7)

Trong “Ngày Dante quốc gia” giữa thời Covid-19, người Ý ở thế kỷ 21 vẫn dành những lời trân trọng nhất cho kiệt tác từ thế kỷ 13: "Thần khúc".

Hình ảnh thi hào Dante vẫn uy nghiêm trong đời sống tinh thần người Ý.

Hình ảnh thi hào Dante vẫn uy nghiêm trong đời sống tinh thần người Ý.

Dù đang lao đao với Covid-19, người dân Ý vẫn tổ chức “Ngày Dante quốc gia” lần đầu tiên tại Roma, kỷ niệm 700 năm ngày thi hào của họ rời khỏi nhân gian.

Không có nghi lễ hoành tráng, cũng không có những dạ tiệc tưng bừng, người dân Ý vẫn tin rằng, “Thần khúc” của Dante (1265-1321) có thể giúp họ đoàn kết và có thêm nghị lực để vượt qua đại dịch toàn cầu.  

Cuốn sách dày hơn 1.000 trang là công trình tâm huyết nhất của giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, như ông chia sẻ: “Đối với Dante, không có gì là e sợ. Dante có thể viết ra những điều mà con người không thể nào tưởng tượng nổi, không ngôn ngữ nào diễn đạt nổi. Đọc nguyên tác, sẽ thấy luôn ngạc nhiên vì những hình ảnh, ngôn từ kỳ quái, lạ lùng, những tội ác thấp hèn, những tình huống kỳ dị mà ngay cả tưởng tượng cũng không hình dung nổi. Phần “Địa ngục” đã là ghê gớm, nhưng ở đó còn có thể là phản chiếu của đời sống. Còn ở hai phần còn lại, Tĩnh ngục và Thiên đường, chủ yếu là tưởng tượng (và có phần bịa đặt) của bộ óc vĩ đại Dante, ngay cả cá dịch giả Pháp cũng cho rằng, dịch từ tiếng Italia sang tiếng Pháp trong một vần điệu thơ ca là vô cùng khó khăn. Mà tiếng Pháp, văn hoá Pháp vốn gần gũi với Italia, còn tiếng Việt, văn hóa Việt thì khác xa rất nhiều”.

"Thần Khúc" kể lại một cuộc du hành kỳ lạ sang thế giới bên kia - thế giới của người chết rồi trở về với ánh sáng màu nhiệm.

Tác phẩm “Thần khúc” gồm 3 phần: Địa Ngục, Tĩnh Ngục và Thiên Đường, mỗi phần 33 khúc, thêm một khúc mở đầu là trọn vẹn 100 khúc, với hơn 14 nghìn câu thơ.

Sau 7 thế kỷ, “Thần khúc” được xem là tác phẩm kinh điển của nền thi ca nhân loại, đã được in ấn tại hơn 160 quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, bản dịch đầu tiên của “Thần khúc” xuất hiện vào năm 1979, do giáo sư Lê Trí Viễn và nhà thơ Khương Hữu Dụng cùng chuyển ngữ. Tuy nhiên, bản dịch ấy chỉ có 30 khúc. Đúng 30 năm sau, năm 2009, “Thần khúc” đầy đủ do giáo sư Nguyễn Văn Hoàn chuyển ngữ, đã ra mắt công chúng.

Dante sinh năm 1265 trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc lâu đời tại Florence. Mẹ ông, bà Bella degli Abati, mất sớm khi nhà thơ chỉ mới 7 tuổi. Cha ông lấy vợ hai nhưng cũng qua đời không lâu sau đó.

Ông may mắn được Brunetto Latini nuôi nấng và đỡ đầu. Brrunetto Latini là một nhà chính trị, một học giả uyên bác, đã dạy cho Dante nhiều kiến thức phong phú về văn học La Mã và những kiến thức khoa học

Năm 12 tuổi, Dante được hứa hôn với Gemma Donati. Nhưng trước đó, trái tim của nhà thơ tương lai đã phải lòng một cô bé khác tên là Beatrice khi nàng mới 9 tuổi.  

…Năm tháng trôi qua, Beatrice trở thành một cô thiếu nữ nhan sắc không thiếu gì những cô gái khác phải ganh tị. Còn Dante vẫn chỉ là người ngoài cuộc, dù nhà gần nhau, nhưng cả hai tựa như chỉ nhìn nhau từ xa.

Cuộc gặp gỡ với Beatrice lần thứ 2 diễn ra sau đó 9 năm. Lần này cô thiếu nữ vận tấm áo màu trắng. Chính với cuộc gặp gỡ này Dante càng như tự khẳng định với bản thân Beatrice là một thiên thần. Nhưng nhà thơ tương lai vẫn rụt rè không dám bắt chuyện với người mình thầm yêu trộm nhớ.

Sự kiện duy nhất xẩy ra vào thời điểm vàng đó là Dante dõi theo bóng người đẹp dần dần biến mất trên nhánh đường nàng đang bước đi.

Ấy vậy nhưng chính vào ngày hôm đó Dante cầm bút viết nên bài thơ đầu tiên trong cuộc đời mình. Bài thơ này cũng như tất cả những bài thơ thi hào viết những năm về sau đều mang lời đề từ tặng… Beatrice!

Tuy Dante chỉ gặp Beatrice trong lần nàng vận tấm áo trắng nhưng Dante luôn theo dõi cuộc sống của nàng qua đám bạn bè, người quen. Một cảm xúc tương tự cũng đã xẩy ra trong lòng Beatrice. Nhưng đây cũng chỉ là những lời đồn thổi, những giả thuyết. Cũng qua miệng thế cách xử sự của Dante khiến Beatrice phật lòng.

Hai người gặp nhau lần thứ ba trong một đám cưới của một người bạn chung. Beatrice không hề có phản ứng gì trước ánh mắt nồng nàn, đắm say của Dante. Và ngay trong tối hôm ấy Dante quyết định từ nay không gặp Beatrice nữa.

Vào năm 21 tuổi, Betrice lấy một quý ông giàu có tên là Simon de Bardi. Điều này gây nên vết thương trong lòng thi sỹ, nhưng không giết được chàng trai, vì mọi điều đã được quyết định từ buổi gặp gỡ lần cuối. Nhưng số phận luôn thích thêm dầu vào lửa.

Đột nhiên, năm 24 tuổi Beatrice qua đời. Sự việc này đã đánh gục Dante. Thi sỹ trẻ chưa bao giờ trải qua cảm xúc tình yêu; cũng chưa khi nào để bóng dáng ai lay động trái tim, ngoài Beatrice, sau khi người tình trong mộng qua đời, Dante thề sẽ đưa người đẹp vào cõi bất tử.

Quyết định này xảy đến khi Dante 25 tuổi. Kể từ đó thi sỹ quyết định dành toàn bộ thi phẩm của mình cho người đẹp mệnh yểu.

Và Beatrice trở thành nguyên nhân ra đời cho kiệt tác, bất hủ với thời gian: “Thần khúc” của Dante.  

Qua đi vài năm, trong cuộc đời của Dante xuất hiện một người con gái, theo thi sỹ có thể sánh với người tình đầu. Nhưng cái kết cục của mối quan hệ này lại không may mắn. Cảm giác đã không thủy chung, đã phản bội Betrice dày vò thi sỹ. Và cuộc tình thực sự xảy ra lần đầu trong đời Dante kết thúc.

Vào năm 33 tuổi Dante cưới vợ. Thi sỹ vẫn viết. Vẫn với cảm hứng từ nàng Beatrice. Đây là cuộc hôn nhân hợp pháp nhưng không có tình yêu của Dante. Hai người có với nhau được 3 người con. Người vợ tội nghiệp chưa bao giờ trở thành nàng thơ của thi sỹ, dù chỉ trong thoáng chốc.

Ngược lại, Beatrice, cô thiếu nữ vận áo hồng, áo trắng ngày nào thiên hạ vẫn nhớ và nhắc đến trong suốt gần 700 năm qua, mỗi khi trân trọng nâng lên tay thi phẩm bất tử “Thần khúc”.

'Thần khúc' xuất bản trọn vẹn hơn 1.000 trang tại Việt Nam.

"Thần khúc" xuất bản trọn vẹn hơn 1.000 trang tại Việt Nam.

Chính mối tình mà Dante gửi gắm trong “Thần khúc” đã giúp người Ý hôm nay tin rằng, trái tim con người luôn chứa đựng một biệt dược để chiến thắng mọi dịch bệnh và chiến thắng mọi lãng quên.

Bởi lẽ, Dante đã nói về Beatrice bằng tất cả sự tôn thờ: “Thời gian trôi qua đã bấy nhiêu ngày, Người con gái cao thượng nhất đời tôi xuất hiện. Người đẹp tuyệt vời hiện ra trước mắt tôi trong bộ quần áo màu trắng. Khi đi trên đường nàng nhìn về nơi tôi đứng một cách rụt rè với thái độ nhã nhặn nàng cúi chào tôi”.

Dante giữa những run rủi của số phận, vẫn không quên tên người mà mình si mê thuở nào. Dante đã hiến dâng toàn bộ sáng tác của mình cho cô bé mắt xanh mộng mơ thuở nhỏ. Khi ông vĩnh biệt cõi đời ở tuổi 56, thì hình ảnh người tình vẫn rực rỡ và sinh động trong “Thần khúc”.

Trong “Ngày Dante quốc gia” giữa thời Covid-19, người Ý ở thế kỷ 21 vẫn dành những lời trân trọng nhất cho kiệt tác từ thế kỷ 13: “Dante đã sống và đã chết như một niềm kiêu hãnh của nước Ý. Hôm nay “Thần khúc” của ông vẫn soi rọi cho chúng tôi những ánh sáng của đức tin và hy vọng!”.

Sự chiêm bái mà Dante dành cho Beatrice cũng là thứ cảm xúc mà con người cần gìn giữ để có được sự lương thiện và sự nhân ái: “Rất nhiều lần tình ra lệnh cho tôi tìm gặp thiên thần trẻ trung ấy, và rằng thời thơ ấu tôi vẫn đi tìm nàng, và tôi để ý thấy rằng hình dáng và phong thái của nàng rất cao thượng, quả là có thể dùng lời của nhà thơ Homer để nói về nàng rằng Nàng có vẻ như không phải người trần mà là thần thánh”.

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm