| Hotline: 0983.970.780

Thận trọng khi phát triển du lịch nông thôn

Thứ Năm 15/07/2021 , 09:51 (GMT+7)

Tham mưu cho Chính phủ, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, phát triển du lịch nông thôn hiện còn thiếu cơ sở thực tế.

Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Ảnh: Bảo Thắng.

"Chúng ta cần đi từng bước một, đi bước nào chắc bước ấy. Yếu tố thận trọng phải được đặt lên hàng đầu bởi du lịch nông thôn được gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chúng ta cần có nhiều hơn cơ sở thực tế và chính sách bài bản để có thể xây dựng đề án thành nghị quyết", ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch phát biểu.

Tại Hội thảo về Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 ngày 14/7, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho rằng, để phát triển du lịch nông thôn bền vững cần những đánh giá cụ thể cho từng vùng miền, chẳng hạn đồng bằng sông Hồng, miền núi trung du, hay đồng bằng sông Cửu Long. Theo ông, mỗi một khu vực lại có lợi thế, đặc điểm riêng, nên không thể trộn lẫn và phát triển chung chung.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận nỗ lực của Bộ NN-PTNT trong việc nghiên cứu dự án phát triển du lịch nông thôn. Ông đồng ý với quan điểm của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, rằng nếu xây dựng đề án riêng cho vấn đề này sẽ khó có cái nhìn tổng thể.

"Chúng ta cần tầm nhìn và những khảo nghiệm chắc chắn, có thể là vài năm trở lên, sau đó mới đưa ra những chính sách thích hợp", Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói. Ông nhận định thêm, rằng phát triển du lịch nông thôn có thể xem là một trong các tiêu chí xây dựng NTM.

Nhận thức tầm quan trọng của du lịch nông thôn, nhiều tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh khai thác hoạt động du lịch gắn với phát triển nông nghiệp. Một số mô hình phổ biến hiện nay, là trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch, hợp tác xã nông nghiệp có kết hợp cung cấp dịch vụ du lịch...

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nêu tầm quan trọng của du lịch. Theo bà Hương, du lịch phải được đầu tư trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển các ngành khác.

Trước nhiều thách thức hiện tại như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và ô nhiễm môi trường, bà Hương nêu một số hướng phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh bền vững, bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh, đảm bảo đa dạng sinh học, quốc phòng, an ninh.

"Phát triển du lịch cần tăng trải nghiệm khách hàng. Việt Nam có thể làm được, dựa trên lợi thế về tài nguyên và những chương trình như xây dựngNTM. Ngoài ra, phát triển du lịch cần liên kết với các ngành, nghề, giúp giảm chi phí đầu vào, và hình thành các chuỗi liên kết", bà Hương chia sẻ.

TS. Ngô Kiều Oanh, nguyên cán bộ Viện Khoa học Việt Nam, nói: "Cần đặt phát triển du lịch nông thôn dưới con mắt kinh tế. Ưu tiên số một của loại hình này phải là du khách. Do đó, cần có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về mặt này, cũng như kết hợp với chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ để phát triển. Trên thế giới, du lịch nông thôn rất được coi trọng vì đóng góp cho nhiều mặt như kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, văn hóa và lịch sử".

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.