| Hotline: 0983.970.780

Thành công đột phá trong y học: Tái cấu trúc tế bào da thành tế bào gốc

Thứ Năm 22/11/2007 , 15:18 (GMT+7)

Hai nhóm nghiên cứu khoa học của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) và Đại học Tokyo (Nhật Bản) vừa công bố báo cáo chung trên tạp chí Khoa học và Tế bào công trình gây chấn động trong giới nghiên cứu ngành y thế giới.

Họ đã lấy các tế bào trên da người, tái cấu trúc lại bằng phương pháp cấy gen để sản xuất thành công tế bào gốc, mở ra nhiều khả năng mới trong chữa trị các bệnh nan y dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn.

Phương pháp này được hy vọng sẽ cho phép khoa học có thể sản xuất bất cứ loại tế bào nào cần cho chữa trị một loại bệnh cụ thể ở người. Đồng thời nó cũng có thể thay thế cho việc lấy tế bào từ phôi nhân bản phải sử dụng kỹ thuật đang gây tranh cãi và bị cấm ở rất nhiều nước.

Việc tạo tế bào từ phôi nhân bản còn có hạn chế là chỉ tạo ra được khoảng 220 loại tế bào trong tổng số các tế bào cơ thể người. Tế bào gốc được tạo ra bằng phương pháp cấy gen và tái cấu trúc đã tạo ra các mô tế bào não và tim thành công trong phòng thí nghiệm với thời gian chỉ có 12 ngày.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang tiếp tục theo dõi 8 loại mô tế bào khác họ đã tạo ra thành công.

Theo đánh giá của giới y khoa, việc sử dụng tế bào da để chữa bệnh bằng phương pháp này rất tiện lợi vì các thao tác chỉ cần tập trung ở ngay bệnh nhân. GS Ian Wilmut (ĐH Edinburgh, Anh), “cha đẻ” của chú cừu Dolly năm 1996 bằng phương pháp sinh sản vô tính cũng phải công nhận đây là thành công đột phá. GS Azim Surani (ĐH Cambridge, Anh) tâm đắc với viễn cảnh sẽ tạo ra một kho tế bào gốc khổng lồ để nghiên cứu phương pháp chữa bệnh.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

Lá lốt có tác dụng gì với sức khoẻ?

Lá lốt không chỉ giúp hương vị của món ăn thêm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh.