| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phương thức mạ khay

Thứ Hai 28/06/2010 , 15:15 (GMT+7)

Mạ khay là một tiến bộ khoa học công nghệ của Nhật Bản đã được cải tiến và đưa vào sản xuất lần đầu tiên ở Thanh Hóa năm 1995...

Vụ mùa năm 2010, bên cạnh nhiều phương thức làm mạ như: Mạ dược (mạ ruộng); mạ trên nền đất cứng; mạ nhanh trên nền gạch, xi măng hay lót nilon; mạ không đất… thì phương thức làm mạ khay đã và đang được nông dân các địa phương tỉnh Thanh Hóa học tập và làm theo và hiện đang được chuyển giao, mở rộng trên địa bàn tỉnh như: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống.

Mạ khay là một tiến bộ khoa học công nghệ của Nhật Bản đã được cải tiến và đưa vào sản xuất lần đầu tiên ở Thanh Hóa năm 1995 tại huyện Triệu Sơn, đến nay công nghệ mạ khay đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế trong sản xuất thâm canh lúa. Ưu điểm của mạ khay là: Tiết kiệm được giống lúa, công lao động của nông dân khi làm mạ; thời gian cây mạ ngắn (theo thời vụ từ 10-15 ngày, cây mạ có từ 2,5-3 lá); chủ động thời vụ gieo cấy; chủ động chống rét, chống nóng cho mạ; chủ động các điều kiện nắng nóng, khô hạn, không có đất làm mạ (làm mạ khay cuốn chỉ áp dụng cho giống lúa ngắn ngày).

Mạ khay có hai loại: Mạ khay theo từng lỗ (từng khóm) và mạ khay gieo mật độ dày (mạ khay cuốn).

+ Mạ khay theo từng lỗ: Dùng để ném nên gọi là mạ ném (1 khay mạ có 635 lỗ = 635 khóm)

+ Mạ khay gieo mật độ dày: Khay nhỏ: 65cm x 25cm, khi cấy cuốn gọn đưa ra đồng cấy nên gọi là mạ cuốn.

Thời gian tới tin tưởng công nghệ mạ khay sẽ tạo điều kiện đưa cơ giới hoá khâu cấy bằng máy cấy trong sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.