| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Phát hiện dịch ở đâu phải xử lý ngay ở đó

Thứ Ba 26/02/2019 , 12:55 (GMT+7)

Ngày 24/2/2019, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiêu hủy 226 con lợn nhiễm bệnh và triển khai ngay các giải pháp chống dịch với quyết tâm phát hiện dịch ở đâu phải xử lý ngay ở đó.

18-21-26_1
Phun tiêu độc khử trùng tại vùng dịch

Trước thông tin DTLCP xuất hiện ở nước ta, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch, kịch bản ứng phó với DTLCP. Đến ngày 13/2/2019 lợn ốm, chán cám, bỏ ăn bắt đầu xuất hiện tại hộ ông Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long (Yên Định).

Sau khi có nguồn tin báo một số lợn ốm chết, ngày 23/2/2019, Chi cục Thú y Thanh Hóa đã lấy mẫu bệnh phẩm tại hộ ông Thanh và 2 hộ chăn nuôi liền kề gửi Chi cục Thú y vùng III để xét nghiệm. Trong quá trình lấy mẫu, đoàn phát hiện 48 con lợn chết tại gia đình ông Thanh. Kết quả, 3 mẫu lấy tại trại lợn của ông Thanh dương tính với virut DTLCP.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo công tác khoanh vùng, phòng chống dịch và xử lý tại hiện trường. Ông Quyền yêu cầu Sở NN&PTNT rà soát, nắm tình hình các trang trại, gia trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh với tinh thần phát hiện hiện tượng bệnh dịch ở đâu, phải xử lý ngay tại đó, không để phát tán mầm bệnh ra bên ngoài; yêu cầu Chi cục Thú y tỉnh tăng cường cán bộ, hỗ trợ chuyên môn cho huyện Yên Định để khoanh vùng, xử lý khu vực đang có hiện tượng dịch bệnh này. Ngay trong đêm 23/2, Chi cục trưởng, Chi cục phó Chi cục Thú y vùng III cũng có mặt tại Thanh Hóa để tham gia chống dịch.

18-21-26_2
Các chốt kiểm dịch đã được lập tại vùng dịch và vùng có nguy cơ

Chiều 24/2/2019, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy 226 con lợn (5,6 tấn) nhiễm DTLCP của hộ ông Lê Văn Thanh. UBND tỉnh Thanh Hóa ra công điện khẩn về việc triển khai các giải pháp đồng bộ, cấp bách khống chế DTLCP. Sở NN&PTNT Thanh Hóa chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp chặt chẽ UBND huyện Yên Định khoanh vùng, thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan hay vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch.

Tối cùng ngày, Chủ tịch UBND huyện Yên Định đã ra quyết định công bố DTLCP trên địa bàn huyện. Vùng bị dịch uy hiếp gồm 7 xã, thị trấn tiếp giáp: Định Hải, Định Liên, Định Hưng, Định Tường, Thị trấn Quán Lào, Yên Ninh, Yên Thái. Vùng đệm gốm 11 xã, Định Bình, Định Thành, Định Tân, Định Hòa, Định Tiến, Định Tăng, Yên Phong, Yên Trường...

Chủ tịch UBND huyện Yên Định yêu cầu cấp ủy, chính quyền cơ sở, các cơ quan chức năng và người chăn nuôi thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn lây lan mầm bệnh ra ngoài khu vực, như: tiêu hủy đàn lợn tại trang trại phát hiện ra dịch; lấy mẫu giám sát định kỳ; vệ sinh tiêu độc khử trùng cho phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị uy hiếp ra bên ngoài; tăng cường tuyên truyền về công tác phòng chống.

Ngày 25/2/2019, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã vào Thanh Hóa để chỉ đạo chống dịch. Thứ trưởng biểu dương Thanh Hóa đã nỗ lực trong công tác chống dịch và yêu cầu tỉnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo chống dịch quyết liệt và quyết liệt hơn nữa để khống chế DTLCP.

18-21-26_3
Đoàn công tác Bộ NN&PTNT vào Thanh Hóa chỉ đạo chống dịch

Tính đến hết ngày 25/2/2019, cơ quan chức năng đã dựng 5 chốt kiểm soát tại vùng dịch, các xã vùng đệm; thành lập 2 đội lưu động liên ngành gồm lực lượng thú y, công an, quả lý thị trường để kiểm soát 24/24. Huyện Yên Định huy động tại chỗ 100 bộ quần áo bảo hộ, 2 tấn vôi, 200 lít hóa chất, 5 bình động cơ, 32 bình bơm điện, bơm tay để phun tiêu độc khử trùng. Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cấp cho huyện Yên Định 800 lít hóa chất, 1 tấn vôi bột, 200 bộ bảo hộ phòng chống dịch, 10 bình động cơ phun tiêu độc khử trùng. Hộ có mẫu bệnh phẩm dương tính với DTLCP và 6 hộ có lợn ốm, chết hiện đã được phun tiêu độc khử trùng và rải vôi bột.

Xem thêm
Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.