| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa tăng cường xử lý vi phạm Luật Đê điều

Thứ Ba 22/06/2021 , 15:30 (GMT+7)

Từ năm 2007 đến nay, trên các tuyến đê sông tại Thanh Hóa xảy ra gần 400 vụ vi phạm Luật Đê điều. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Tình trạng xe quá tải đang khiến nhiều tuyến đê tại Thanh Hóa xuống cấp nghiêm trọng chỉ sau một thời gian ngắn bàn giao đưa vào sử dụng. Ảnh: VD.

Tình trạng xe quá tải đang khiến nhiều tuyến đê tại Thanh Hóa xuống cấp nghiêm trọng chỉ sau một thời gian ngắn bàn giao đưa vào sử dụng. Ảnh: VD.

Xử lý vi phạm Luật đê điều tại Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân khi mùa mưa lũ đến.

Thanh Hóa có trên 1 nghìn km đê sông, đê biển. Trong đó, đê từ cấp III đến cấp I dài 315km, đê dưới cấp III dài 693km. Toàn bộ hệ thống đê bảo vệ cho 17 huyện, thị, thành phố, với 450 xã; trong đó, có 296 xã có đê đi qua. Dân số được bảo vệ khoảng 2,8 triệu người.

Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã thực hiện quyết liệt các giải pháp để bảo vệ an toàn công trình đê điều và kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Đê điều.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Luật Đê điều, Thanh Hóa hiện vẫn còn gần 6 nghìn hộ dân nằm trong phạm vi bảo vệ đê, bãi sông chưa thể di dời. Đa phần những hộ này là dân vận tải sông nước trước đây. Từ những năm 60 - 80 của thế kỷ trước, họ lên bờ định cư.

Rác thải trên tuyến đê ven biển huyện Quảng Xương. Ảnh: VD.

Rác thải trên tuyến đê ven biển huyện Quảng Xương. Ảnh: VD.

Theo Luật Đất đai, dù chưa được cấp GCNQSDĐ nhưng Nhà nước cũng mặc nhiên thừa nhận quyền sở hữu đất ở đối với những hộ dân này. Tuy nhiên, theo Luật Đê điều, những hộ dân này lại đang nằm trong hành lang, mái đê và bãi sông.

Do địa phương chưa thể di dời, tái định cư cho những hộ dân này, trước nhu cầu về nhà ở, tình trạng cơi nới xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều và xây dựng nhà tạm trông coi hoa màu và chuồng trại chăn nuôi ở bãi ven sông vẫn xảy ra. Tại một số huyện, thuyền hút cát trái phép vẫn hoạt động gây sạt lở một số đoạn bãi sông ở các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa...

Ngoài ra, tình trạng phá hoại khung khống chế tải trọng xe đi trên các tuyến đê, xe quá tải trọng đi trên đê gây hư hỏng mặt đê diễn ra ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa. Tình trạng đổ rác thải trên mặt, mái đê ở các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa... vẫn tái diễn. Điều này đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý đê và vận hành thoát lũ.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm hàng lang đê điều, công trình thủy lợi được xác định là do ý thức tự giác, chấp hành các quy định pháp luật đê điều của người dân chưa cao. Có nhiều trường hợp lực lượng quản lý đê chuyên trách phát hiện vi phạm, lập biên bản, báo cáo kịp thời nhưng UBND các địa phương chưa quyết liệt ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền.

Để khắc phục tình trạng trên, những năm qua, Thanh Hóa đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý đê điều; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi cũng được siết chặt, hành vi đổ rác thải, phế liệu trên mặt đê cũng được xử lý nghiêm. Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên bãi sông theo quy định cũng tham gia  ký kết chấp hành Luật Đê điều... Khi có vi phạm xảy ra, lực lượng quản lý đê lập biên bản kịp thời và báo cáo, đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định.

Một công trình xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình hồ đập tại huyện Hà Trung. Ảnh: VD.

Một công trình xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình hồ đập tại huyện Hà Trung. Ảnh: VD.

Theo thống kê của Chi cục Đê điều Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, toàn tỉnh có gần 5.934 hộ với 14.808 công trình, nhà ở các loại nằm trong hành lang, mái đê và bãi sông với tổng diện tích 448.644m2. Trong đó, nhà tầng 103 cái (6.767m2); nhà mái bằng 539 cái (26.800m2); nhà cấp bốn 5.303 cái (227.813m2); công trình phụ 5.360 cái (106.344m2); lều quán 953 cái (31.266m2); tường rào 1.882 cái (33.506m2); giếng nước 74 cái; công trình khác 594 cái (16.148m2).

"Theo quy định của Luật Đê điều, công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều phải di dời nhưng do lịch sử để lại, số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều rất lớn, trong khi kinh phí của địa phương còn hạn hẹp. Mặt khác, các quy hoạch về phòng chống lũ và quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất bãi sông… chưa hoàn thành, nên đến nay việc di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều chưa thực hiện được", đại diện Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa cho hay.

Xẩy ra nhiều vụ vi phạm Luật Đê điều

Theo báo cáo của Chi cục Đê điều PCLB tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2007 đến nay, trên các tuyến đê sông lớn xảy ra 375 vụ vi phạm Luật Đê điều. Lực lượng quản lý đê đã phát hiện kịp thời, lập biên bản và đề nghị chính quyền địa phương xử lý 208 vụ; 167 vụ chưa được xử lý (trong đó, từ đầu năm 2016 đến nay xảy ra 51 vụ vi phạm, đã xử lý được 38 vụ, còn 13 vụ chưa được xử lý).

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Bình luận mới nhất