| Hotline: 0983.970.780

Thanh tra chuyên ngành NN-PTNT phát hiện nhiều hình thức vi phạm mới

Thứ Hai 24/12/2018 , 08:43 (GMT+7)

Mới đây, tại TP.HCM, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác thanh tra chuyên ngành NN-PTNT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

* Cảnh báo nạn bơm tạp chất vào tôm lan tràn ra phía Bắc

Thông tin tại hội nghị cho thấy vi phạm trong nhiều lĩnh vực vẫn diễn biến phức tạp, đồng thời xuất hiện một số thủ đoạn, hành vi vi phạm mới.

09-40-03_pht_hien_nhieu_hinh_thuc_vi_phm_moi
Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho các đơn vị có thành tích xuất sắc về thanh tra chuyên ngành NN-PTNT. Ảnh: Nguyễn Thủy

Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, công tác thanh tra chuyên ngành trong thời gian qua đã phát hiện một số vi phạm mới. Điển hình như việc việc sử dụng hóa chất công nghiệp Cyanuric acid, Ammelide và Dicyandiamide trong TĂCN nhằm tăng độ đạm (đạm giả) và tăng thời gian bảo quản TĂCN. Dùng hóa chất này không có tác dụng về mặt dinh dưỡng đối với vật nuôi và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng (gây các bệnh về thận). Thanh tra Bộ đã kiến nghị Bộ giao các đơn vị chuyên môn làm rõ tác hại của các hóa chất này và giao Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản xem xét đưa chất này vào danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ đã phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng đạm urê trộn với bã hèm bia để tạo đạm giả trong TĂCN. Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành 1 (Thanh tra Bộ NN-PTNT), cho biết, việc trộn đạm urê với bã hèm bia để tạo đạm giả trong TĂCN cho lợn, gà, thủy cầm, đã có từ trước, và rộ lên khi giá các loại nguyên liệu như bột cá, bột thịt xương tăng. Dùng urê làm đạm giả không những không có tác dụng gì trong việc kích thích sinh trưởng đối với vật nuôi, mà ngược lại, còn gây triệu chứng urê huyết, ảnh hưởng xấu tới vật nuôi như gà, vịt không thay lông khi đến kỳ; gà, vịt đang đẻ thì bị tịt đẻ... Nhưng do chu kỳ nuôi của gà, vịt khá ngắn nên nông dân không phát hiện ra. Bên cạnh đó, theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Chăn nuôi, urê tồn dư trong thịt của lợn, gà, thủy cầm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng, nhất là người già, trẻ em...

Trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y tới thời điểm hiện tại, việc sử dụng chất cấm kích thích tăng trưởng Salbutamol, Cysteamine, hóa chất công nghiệp Vàng-O cơ bản được chấm dứt và đẩy lùi trên phạm vi cả nước. Việc đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ do Thanh tra Bộ phát động, đã phát huy hiệu quả. Từ tháng 10 đến nay, các tỉnh, TP đã tiến hành 60 lượt kiểm tra và không phát hiện thêm trường hợp vi phạm nào.

Trong lĩnh vực BVTV, Thanh tra Bộ và Cục BVTV đã phát hiện một loại vi phạm mới là thêm hoạt chất không được phép lưu hành ở Việt Nam vào thuốc BVTV nhằm tăng thêm độc lực cho thuốc đối với sâu, bệnh hại.

Một số vi phạm mới mà Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan đã tiến hành thanh tra, làm rõ như trộn vỏ cà phê, sỏi nhỏ với lõi pin để trộn vào hồ tiêu, hay ớt bột nhiễm Aflatoxin...

Bên cạnh đó, nhiều hình thức vi phạm cũ vẫn còn diễn biến phức tạp và bị phát hiện, xử phạt nhiều qua thanh tra chuyên ngành, như: bơm tạp chất vào tôm, kinh doanh kháng sinh sai mục đích “phục vụ cho nuôi thủy sản”; sản xuất thuốc thú y kém chất lượng, không tuân thủ quy trình GMP; buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục...

Riêng về hành vi bơm tạp chất vào tôm, theo ông Hà Văn Buôi, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Bạc Liêu, trong năm 2018, các cơ quan chức năng tỉnh này đã phát hiện 150 vụ tôm có bơm tạp chất, khối lượng tôm vi phạm là trên 20 tấn.

Các hành vi vi phạm chủ yếu, gồm: tổ chức bơm chích tạp chất; thu gom tôm có chứa tạp chất; vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Các cơ quan chức năng đã ban hành các quyết định xử phạt với số tiền trên 6 tỷ đồng.

Như vậy, mục tiêu đề ra là đến hết năm 2018 cơ bản chấm dứt nạn bơm chích tạp chất vào tôm ở Bạc Liêu, đã chưa thể thành hiện thực.

Không những thế, bơm chích tạp chất vào tôm đã lan ra cả các tỉnh, TP phía Bắc như Thanh Hóa và Hà Nội. Trong năm qua, Thanh tra Bộ phối hợp với NAFIQAD và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, tiến hành thanh tra đột xuất về sản xuất, kinh doanh tôm bơm tạp chất tại cơ sở thu gom và chế biến tôm trên địa bàn Hà Nội, Thanh Hóa. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý các hành vi bơm, mua bán, vận chuyển tôm có chứa tạp chất, xử phạt 3 đơn vị với số tiền 130 triệu đồng. Tại Sầm Sơn, Thanh Hóa, xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở kinh doanh tôm bơm tạp chất là 60 triệu đồng.

Một vụ bơm tạp chất vào tôm bị bắt quả tang

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn

Công tác thanh tra chuyên ngành NN-PTNT trong những năm qua đã góp phần quan trọng làm tăng chất lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra trong sản xuất nông sản, thực phẩm. Vì vậy, đã góp phần làm tăng trưởng giá trị XK của ngành nông nghiệp, mà năm nay chắc chắn sẽ vượt trên 40 tỷ USD.

Phát huy những thành quả đã đạt được, các đơn vị thanh tra chuyên ngành NN-PTNT, từ Thanh tra Bộ, Thanh tra các Cục quản lý chuyên ngành, tới thanh tra các Sở cần rà soát ngay kế hoạch thanh tra sắp tới, tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, tăng cường thanh tra chuyên ngành trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Trong năm 2019, phải làm mạnh mẽ hơn công việc củng cố lại tổ chức của thanh tra chuyên ngành NN-PTNT theo hướng nâng cao năng lực gắn với cải cách hành chính.

Năm 2018, lực lượng thanh tra chuyên ngành NN-PTNT cả nước đã tiến hành 16.313 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 85.459 đối tượng; phát hiện 12.118 đối tượng có hành vi vi phạm; đã ban hành 11.145 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 93,793 tỷ đồng.

Trong đó, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã thực hiện 29 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (2 cuộc theo kế hoạch, 27 cuộc đột xuất) về các lĩnh vực: ATTP; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; hoạt động kiểm dịch động, thực vật; chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thanh tra Bộ đã ban hành 114 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 4,185 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật.

Các Tổng cục, Cục thuộc Bộ đã thực hiện 114 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 927 đối tượng, đã ban hành 239 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 4,666 tỷ đồng. Các lĩnh vực xử phạt nhiều là chăn nuôi, BVTV, thủy sản, thủy lợi.

Thanh tra các Sở NN-PTNT và các Chi cục thuộc các Sở đã tiến hành 16.170 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 84.532 đối tượng, phát hiện 11.750 đối tượng có hành vi vi phạm; đã ban hành 10.792 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 84,942 tỷ đồng. Các địa phương xử phạt vi phạm hành chính nhiều là Kiên Giang, Nghệ An, Bình Thuận, Cà Mau, Điện Biên, Hà Nội, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Bình Dương, An Giang, TP HCM, Tiền Giang…

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm